Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Queen (ban nhạc) – Wikipedia tiếng Việt

Queen (ban nhạc)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Queen
Nước: Anh
Tình trạng: Đang hoạt động
Năm hoạt động: Từ 1970 đến nay
Thể loại nhạc: Nhạc Rock
Arena rock
Glam rock
Hard rock
Heavy metal
Progressive rock
Loại đĩa:
Thành viên hiện tại: Brian May
Freddie Mercury (chết năm 1991)
Roger Taylor
John Deacon (nghỉ năm 1997)
Thành viên cũ:
Trang mạng: {{{Trang mạng}}}

Queen là một ban nhạc rock của Anh nổi tiếng từ giữa thập kỷ 1970 và thu hút được một lượng khổng lồ những người hâm mộ trên khắp thế giới và con số này tiếp tục tăng cho đến nay. Ở nước Anh, ban nhạc được bình chọn ở vị trí thứ hai trong số những ban nhạc được yêu thích nhất của mọi thời đại trên kênh truyền hình Channel 4[1]. Có một số đợt, các bài hát "Bohemian Rhapsody"[2] và "We Are the Champions"[3] luôn được bình chọn là bài hát được ưa chuộng trên thế giới.

Mặc dù cũng đã từng bị phê bình, đặc biệt tại Mỹ, họ đã được coi như là những người tiên phong của arena rock, hard rock[4] glam rock, heavy metal và progressive rock[5]. Ban nhạc cũng có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều nghệ sỹ sau đó (xem phía dưới), và vào năm 2001 ban nhạc đã được ghi tên trong Viện bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame ở Cleveland, Ohio. Và để ghi nhớ việc có tên trong UK Music Hall of Fame, một video nhạc giới thiệu "Bohemian Rhapsody" của Queen đã được ghi là "jump-starting the video era"[6] ("khởi động lại kỷ nguyên video ca nhạc").

Biểu tượng của ban nhạc được thiết kế bởi Freddie Mercury và bao gồm các ký hiệu cung hoàng đạo của cả bốn thành viên xung quanh một con phượng hoàng.

Mục lục

[sửa] Thành viên

Queen, 1990; Từ trái sang phải: John Deacon, Brian May, Freddie Mercury, Roger Taylor
Queen, 1990; Từ trái sang phải: John Deacon, Brian May, Freddie Mercury, Roger Taylor
  • Freddie Mercury (1946-1991) - Đối với công chúng, Mercury có lẽ được biết đến với vai trò là giọng hát chính và là linh hồn của ban nhạc hơn là một người chơi pianonhạc sĩ. Ông là người viết chính của các bài hát trong album Greatest Hits. Với vai trò của một ca sỹ, ông được coi là một trong những người có giọng hát hay nhất của lịch sử nhạc rock[7].
  • Brian May CBE (sinh năm 1947) - May là người chơi ghi ta chủ đạo của ban nhạc. Thường xuyên phối âm và hát nền trong các bài, nhưng thỉnh thoảng ông cũng hát chính như trong bài "'39" và "Good Company". Cùng với Roger Taylor, May cũng là thành viên của Smile, ban nhạc ban đầu trước khi trở thành Queen.
  • Roger Taylor (sinh năm 1949) - Taylor là người chơi bộ gõ trong Queen. Giống như May, ông cũng thường xuyên hát đệm; và không như May ở điểm ông thường hát chính trong các sáng tác của mình. Ngoài việc chơi trống, Taylor có thể chơi riêng hoặc đệm đàn ghi ta trong những bài hát của ông.
  • John Deacon (sinh năm 1951) - Deacon là người chơi ghi ta bass trong nhóm và là thành viên duy nhất không bao giờ hát trong các album thu trong phòng. Ông cũng là thành viên cuối cùng tham gia ban nhạc, năm 1971. Ông là người sáng tác ít bài hát nhất trong số các thành viên và đã không tham gia vào chuyến lưu diễn Queen và Paul Rodgers từ khi từ giã ban nhạc vào năm 1997.

[sửa] Những nghệ sỹ

Với những bài hát thông thường, đội hình của ban nhạc sẽ là: Deacon chơi ghi ta bass, Taylor chơi trống, Mercury chơi piano và May chơi ghi ta. Nhưng, giống như những người anh hùng của họ, The Beatles, các thành viên đã thử nghiệm ở các loại nhạc cụ khác nhau trong sự nghiệp âm nhạc của họ.

Roger Taylor thường chơi ghi ta trong các bài hát do mình sáng tác và vào những năm của thập kỷ 1980 đã thành lập nên một ban nhạc tương tự là The Cross. Taylor là người chơi ghi ta trong ban nhạc này. Thỉnh thoảng ông cũng chơi ghi ta bass trong các bài hát của Queen như trong bài "Sheer Heart Attack" và cũng biết sử dụng keyboard.

Freddie Mercury là một nghệ sỹ piano có khả năng chơi và trình diễn rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Đại dương cầm là nhạc cụ Mercury hay chơi nhất, nhưng thỉnh thoảng ông cũng chơi piano điện và jangle như trong bài hát "Seaside Rendezvous". Ông cũng là người tổng hợp và làm chương trình giỏi: phần nhạc ở đoạn nghỉ ở giữa bài "Was It All Worth It" được ông viết khá trọn vẹn, ông chơi phần nhạc đó bằng loại đàn organ Korg M1. Cũng như trong phần chơi đàn dây của bài "Bijou", Mercury thường tự ti về khả năng chơi ghi ta của mình (khi trình diễn ngoài trời, ông thường giới thiệu bài "Crazy Little Thing Called Love" bằng câu "Tôi chỉ biết ba loại hợp âm", câu này anh nói trong buổi hoà nhạc Live at Wembley '86); Tuy nhiên, ông có thể viết cho ghi ta một cách thường xuyên, đặc biệt trong những ngày đầu của ban nhạc. Trong thực tế, Mercury đã viết những đoạn nhạc ngắn từ "Ogre Battle" và phần nhạc rock viết cho ghi ta trong bài "Bohemian Rhapsody". Trong một cuộc phỏng vấn, Brian May đã nói rằng "Khi Freddie cầm lấy chiếc đàn ghi ta là anh đang có một sinh lực dồi ào và đang có cảm xúc tràn đầy. Anh là một người không kìm nén được và rất sốt ruột với những kỹ thuật của bản thân. Bản thân anh có trình độ kỹ thuật chơi ghi ta không cao, nhưng mọi thứ cần thiết lại nằm trong đầu của anh. Bạn có thể cảm thấy rõ điều này. Tay phải của anh có thể chuyển động nhanh một cách ngạc nhiên. Anh sử dụng rất nhiều chất liệu cho ghi ta. Tất cả những điều đó tôi cũng không thể nghĩ ra vì nó rất kỳ lạ. Anh có thiên hướng chơi ở Mi giáng, La giáng và pha"[8]. Ít người biết được là Mercury có thể chơi ghi ta bass hoặc trống nữa nhưng người ta đã khẳng định rằng sự sáng tác của ông khá kỹ lưỡng, công phu ở những bài hát khác nhau; ông viết phần ghi ta bass của bài hát "A Kind Of Magic" cho Taylor và viết rất nhiều cho album sô lô đầu tiên của mình, Mr. Bad Guy.

John Deacon ngoài chơi bass còn chơi ghi ta trong rất nhiều album và những buổi trình diễn âm nhạc khác. Ông có thể đánh được các kiểu trống cơ bản, có thể sáng tác cho piano, chơi piano điện tử trong bài "You're My Best Friend". Ông cũng đã chơi đại dương cầm trong video "Spread Your Wings". Thỉnh thoảng ông cũng chơi bass đôi; Brian May đã đùa và đề nghị Deacon chơi nó trong bài "'39", nhưng vài ngày sau, Deacon xuất hiện tại phòng thu với nhạc cụ đó và đã sử dụng nó thành thạo[9].

Brian May ngoài chơi ghi ta còn chơi piano và ghi ta Hawaii. Ông sử dụng những nhạc cụ này ít hơn các thành viên khác nhưng thỉnh thoảng cũng chơi ghi ta bass hay trống trong album sô lô riêng của mình. Khi chơi với ban nhạc, May cũng viết vài phần cho bass và trống như trong bài "Sweet Lady" hay bài "Teo Torriatte". Bản chơi ghi ta độc nhất của ông là trong Red Special do ông tự xây dựng, May cũng có thể tạo ra các hiệu ứng âm thanh kỳ lạ và khác thường. Ví dụ, ông có thể mô phỏng theo một dàn nhạc trong bài hát "Procession", bài mở đầu của album Queen II; ở bài "Get Down, Make Love", ông cũng có thể tạo hiệu ứng âm thanh với ghi ta một cách đặc sắc đến nỗi nhiều người nghĩ là đang sử dụng một nhạc cụ điện tử nào đó. May cũng bổ sung thêm một vài nhạc cụ khác ở đôi chỗ, nhưng phần lớn chúng là kỹ xảo âm thanh trong phòng thu; ví dụ, để giữ phần lặp đi lặp lại của bài hát "Love Of My Life", ông đã chơi mỗi hợp âm theo các cách khác, sau đó nhà sản xuất đã kết hợp chúng lại để hoàn chỉnh nốt phần còn lại trong bài[10].

[sửa] Lịch sử

[sửa] 1968-1970

Đọc thêm bài: Smile

Brian May, tay chơi ghi ta chủ đạo, và Roger Taylor, tay chơi trống, cùng với Tim Staffell chơi trong một ban nhạc tên là Smile. Mercury khi đó là bạn cùng phòng của Staffell ở Trường cao đẳng nghệ thuật Ealing và thường xuyên xem Smile biểu diễn nhạc; Mercury thường hát ở ban nhạc khác như ban nhạc Ibex vào năm 1969 và ban nhạc Sour Milk Sea vào năm 1970. Hồi đó, anh rất hay đóng góp ý kiến để phát triển Smile. Sau đó, Staffell rời Smile và tham gia vào ban nhạc khác mà được hình thành từ ban nhạc Bee Gee cũ. Trong khi Mercury thay chỗ cho Stafell, Humpy Bong đã đổi tên ban nhạc từ Smile thành Queen. Trong thời gian này, ban nhạc đã có số lượng người chơi bass khá lớn, nhưng mãi đến năm 1971 họ gặp được John Deacon và bắt đầu chuẩn bị cho album đầu tiên Queen.

[sửa] Thập kỷ 1970

Vào năm 1973, Queen đã phát hành album đầu tiên mang tên của chính ban nhạc. Nhưng album này thu hút ít sự chú ý và đĩa đơn "Keep Yourself Alive" bán rất chậm. Cho đến năm 1974 ban nhạc mới giành được sự chú ý của công chúng và đạt được thành công trong doanh thu sau khi phát hành album Queen II. Album này được đứng vị trí thứ 5 trong bảng bình chọn của Anh trong khi bài hát "Seven Seas of Rhye" được xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng của Anh. Trong thời gian này, họ cũng đã tổ chức tua diễn để giới thiệu album Mott the Hoople nhưng lúc này họ cũng đã bắt đầu có tai tiếng khi những sô diễn có tính chất khá mạnh mẽ và thu hút đám đông người xem.

Cuối năm đó, Sheer Heart Attack đã được phát hành với số lượng lớn ở Anh, khắp châu Âu và đã nhận được đĩa vàng ở Mỹ, đưa ban nhạc lên vị trí hàng đầu của sự thành công trong thương mại. Được coi như là một trong những nỗ lực lớn nhất của họ, Queen bất ngờ ra album với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau; từ British music hall đến heavy metal như "Stone Cold Crazy" (bài này, ban nhạc Metallica sau đó đã hát lại và dành được giải Grammy) và "Now I'm Here", đến những bài ballad (như "Lily of the Valley"), nhạc ractim (như "Bring Back That Leroy Brown") và Caribbean ("Misfire").

Bài hát "Killer Queen" được xếp thứ 2 trong bảng bình chọn ở Anh và đứng thứ 11 ở Mỹ. Nó được biểu diễn trong chương trình tạp kỹ của Anh cùng với Led Zeppelin. Bài hát thứ 2 trong album "Now I'm Here" được xếp hạng thứ 1 ở Anh.

Bìa album A Night at the Opera
Bìa album A Night at the Opera

Vào năm 1975, A Night at the Opera được thu âm và phát hành. Vào thời gian này, đây là album đắt nhất được sản xuất[11]. Nỗ lực này của họ đã làm tăng số người hâm mộ và những lời ca ngợi ban nhạc, A Night at the Opera nổi tiếng khắp thế giới còn "Bohemian Rhapsody" đã đứng đầu bảng ở Mỹ trong 9 tuần và vào năm 1992 thì đầu bảng trong 5 tuần khi nó được tái bản sau khi nó xuất hiện trong Wayne's World. Bản gốc đã đứng thứ 9 ở Mỹ và dứng thứ 2 khi tái bản vào năm 1992. Bài hát còn đứng trong số 5 bài hát bán chạy nhất ở Anh mọi thời đại. Album You're My Best Friend đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng ở Mỹ và nằm trong số 10 bài hát hay nhất thế giới.

Toàn bộ album thể hiện đa dạng các thể loại nhạc (giống như album Sheer Heart Attack) và sự thử nghiệm với âm thanh stereo (ví dụ, trong bài hát "The Prophet's Song"), có độ dài 8 phút, ở giữa bài là các lớp tiết tấu mang âm hưởng của dàn đồng ca). Album đã đạt thành công lớn ở Anh và 3 lần nhận được danh hiệu đĩa bạch kim ở Mỹ.

Vào năm 1976 Queen thu âm một album cùng với A Night at the Opera là album A Day At The Races. Bìa album được thiết kế gần giống với album A Night at the Opera, có hình biểu tượng của Queen. Về mặt âm nhạc thì album này có phong cách cũng giống album A Night at the Opera và mặc dù cũng là những người hâm mộ như vậy, những lời ủng hộ cho ban nhạc như vậy, nhưng album cung không thể vượt qua được những thành công của album trước và con số doanh thu không cao.

Bài hát chính của album là "Somebody to Love", một bài hát có nhạc phúc âm đầy sáng tạo mà Freddie Mercury, Brian May và Roger Taylor đã kết hợp và cho ra 100 âm hưởng khác nhau. Bài hát đã xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng các đĩa đơn của Mỹ và đứng thứ 2 trong bảng xép hạng của Anh.

Cũng trong năm đó, Queen đã chơi một trong những buổi hoà nhạc nổi tiếng nhất ở Hyde Park, London. Họ đã lập một kỷ lục mới với 150.000 người tham dự. (Con số thực tế ước tính đến khoảng 180.000 người)[12]. Buổi hoà nhạc Live 8 ở London mà có nhiều nghệ sỹ nổi tiếng nhất thế giới tham dự (bao gồm The Who, U2, Madonna, Coldplay, Elton John, Robbie Williams và ban nhạc tái hợp Pink Floyd) cũng có số người tham dự khoảng 150.000 người.

Bìa album News of the World
Bìa album News of the World

Vào năm 1977 album News of the World được phát hành, album này đã bị chỉ trích gay gắt vào thời gian đó nhưng qua thời gian, nó đã được thừa nhận như là một trong những album hard rock xuất sắc nhất của những năm cuối thập kỷ 1970, và cũng là một trong những album có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc tạo ra thể loại stadium rock. Album này có nhiều bài hát được sáng tác cho việc diễn trước đông đảo quần chúng, gồm các bài như "We Will Rock You" và bản rock ballad nổi tiếng "We Are The Champions", hai bài này đã kết hợp với nhau và đạt tới vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng ở Mỹ và cả hai bài này đều tồn tại lâu dài và có trong các sự kiện thể thao quốc tế.

Roger Taylor đã hết sức nỗ lực phát hành đĩa đơn sô lô đầu tiên trong năm này. Mặt A của đĩa là một bản cover bài hát của nhóm The Parliaments ("I Wanna Testify") và mặt B là bài do Taylor viết có tên là "Turn On The TV".

Vào năm 1978 ban nhạc đã phát hành album Jazz có bài hát rất hay là "Fat Bottomed Girls" và "Bicycle Race", trên đĩa đơn có hai mặt A. Mặc dù thành công, album vẫn là mục tiêu của các nhà chỉ trích do nó là tuyển tập những loại nhạc khác nhau, jazz không phải là một tập hợp như vậy. Thật là trớ trêu, tạp chí nổi tiếng Rolling Stone đã chỉ trích album này là "ngu ngốc", và tiếp tục viết rằng "Không thể tượng tượng được rằng Queen lại chơi jazz - Queen không thể chơi jazz được mà chỉ chơi loại nhạc rock & roll"[13]. Bìa albums được làm theo cảm hứng từ một bức tranh trên bức tường Berlin, và không một chi tiết nào làm cho người ta nghĩ đến mối liên hệ với nhạc jazz thậm chí là đối với người nghe nhạc jazz bình thường nhất. Những bài hát của album như "Dead on Time", "Don't Stop Me Now", "Let Me Entertain You" và "Mustapha", bài hát do Freddie sáng tác có nhạc Arabesque kết hợp với ghi ta của heavy rock.

Phản ứng của các fan là sự thờ ơ với Jazz và trong lần đầu tiên doanh thu của Queen đã bị hạ thấp. Vào thời gian này, News of the World đã 4 lần bị mất danh hiệu đĩa bạch kim trong cuộc bình chọn còn Jazz đã bị mất 2 lần. Tất cả các thành viên của ban nhạc, đặc biệt là Mercury, luôn nhớ đến sự thất bại này của album và nó như một hệ quả, đã gây thất bại tiếp với một vài album nữa trong năm, và tiêu điểm là toàn bộ album làm năm 1979 đã không được xếp hạng gì trong năm 1980.

Tuy nhiên, họ cũng đã phát hành được album thu trực tiếp đầu tiên mang tên là Live Killers và nó đã nhận được hai lần danh hiệu đĩa bạch kim ở Mỹ. Họ cũng đã phát hành đĩa đơn rất thành công, "Crazy Little Thing Called Love", một bài hát theo phong cách của Elvis Presley; đĩa này đã nằm trong số 10 bài hát hay nhất ở nhiều quốc gia và là đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc được đứng đầu bảng bình chọn ở Mỹ.

[sửa] Thập kỷ 1980

Bìa album The Game
Bìa album The Game

Queen đã bắt đầu vào thập kỷ 1980 với sự thành công rực rỡ của album The Game. Album đã trở thành album bán chạy nhất của họ (không kể đến album tuyển chọn các bài hát hay nhất của họ). Trong album có bài hát "Crazy Little Thing Called Love", "Another One Bites The Dust", bài hát được phát hành vào mùa hè năm 1980. Huyền thoại âm nhạc Michael Jackson đã cho đó sẽ là một bài hát nổi tiếng nhưng sự nhận xét này không chính xác lắm[14]. Album đã đứng đầu bảng suốt 4 tuần ở Mỹ và 4 tuần nhận được danh hiệu đĩa bạch kim. Đó cũng là bài hát duy nhất đứng đầu cùng lúc các bảng xếp hạng nhạc rock, nhạc dance và nhạc R&B của tạp chí Billboard. Album cũng có 2 bài ballad nổi tiếng "Play the Game" và "Save Me", sau đó nó đã trở thành bài ưa chuộng của người hâm mộ và có trong các buổi công diễn.

Album này cũng là album đầu tiên của Queen có sử dụng nhạc cụ điện tử. Mặc dù đã có nhận xét rằng trong album News Of The World vào năm 1977 của họ (đặc biệt là ở bài hát "Get Down, Make Love") đã có loại nhạc cụ này xuất hiện, tạo ra các hiệu quả âm thanh cho tiếng đàn ghi ta của Brian May.

Năm 1980 Queen cũng đã phát hành album Flash Gordon. Nhưng album bán không chạy nhưng cũng thể hiện Queen theo một phương diện khác.

Đến năm 1981 Queen trở thành ban nhạc rock đầu tiên chơi ở sân vận động Nam Mỹ. Họ đã phá vỡ kỷ lục thế giới về số người tham dự, 131.000 người trong đêm đầu tiên và 251.000 trong hai ngày ở sân vận động Morumbi, São Paulo, Brasil[15]. Thêm vào đó là 5 buổi diễn ở Argentina, Queen đã biểu diễn trước 479.000 khán giả trong tua diễn Nam Mỹ của họ[cần chú thích].

Trong năm này, họ cũng đã hợp tác với một nghệ sỹ khác, David Bowie trong bài hát "Under Pressure". Bản thân sự hợp tác này mang tính chất tự phát khi Bowie tình cờ tới phòng thu khi Queen đang tiến hành thu âm. Ban nhạc đã hài lòng với kết quả và nhiều năm sau đó Bowie thực sự bắt đầu nhận thức đúng về bài hát và chơi nó trong buổi diễn của mình. Bài hát đã thành công rực rỡ, đứng số 1 ở Anh. Đoạn bass lặp rất khó quên trong bài này đã được Vanilla Ice mượn vào bài hit năm 1990 của họ là "Ice Ice Baby", dẫn đến việc kiện tụng từ phía Queen vì cho rằng Vanilla Ice đã đạo nhạc của họ. Khi đó, Vanilla Ice cãi là đoạn bass trong bài của họ khác hẳn của Queen nhưng trên thực tế là chúng hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ duy nhất một nốt nhạc. Under Pressure vừa được The Used và My Chemical Romance cùng ghi âm lại để quyên góp cho những nạn nhân trong cơn bão Katrina.

Ban nhạc cũng phát hành rộng rãi album gồm nhiều bài hát hay, những bài có sự toả sáng của nhạc rock trong thời kỳ đầu con đường âm nhạc của họ. Trong năm này, Roger Taylor là thành viên đầu tiên của ban nhạc đã phát hành album sô lô có tên là Fun In Space.

Với sự thành công vang dội của "Another One Bites The Dust", ban nhạc đã quyết định rằng họ nên tập trung vào album tiếp theo về nhạc disco và funk. Nhưng kết quả là vào năm 1982, album Hot Space đã bị nhiều người hâm mộ bảo thủ coi như là một trong những bài tồi tệ nhất. Album đã làm thất vọng với niềm tin của người yêu hard-rock mà đã theo Queen từ những năm đầu tiên, không có bài nào trong số 11 bài là hard rock phương Đông.

Sau khi đã làm việc trên 10 năm, Queen đã quyết định rằng họ sẽ không làm bất cứ sô diễn nào vào năm 1983. Trong thời gian này, họ đã thu âm album The Works và một vài thành viên của ban nhạc đã khám phá thêm các lĩnh vực bên ngoài và làm việc độc lập nên đã dẫn đến việc có nhiều tin đồn rằng ban nhạc sắp tan rã. Brian May đã kết hợp với Eddie Van Halen phát hành một mini-album có tên là Star Fleet Project.

Bìa album The Works
Bìa album The Works

Vào năm 1984, Queen đã thành công khi lấp chỗ thủng giữa hard rock và pop với album The Works, album gồm các bài hát như "Radio Ga Ga," "I Want to Break Free," (bài hát sau đó được sử dụng như là một bài hát trong phong trào đòi dân chủ ở Brasil và sau đó ở chương trình quảng cáo trên truyền hình cho hãng nước giải khát Coca-Cola C2), và gồm cả các bài hát heavy, hard-rock "Hammer to Fall" và "Tear It Up". Mặc dù thành công như vậy nhưng ở Mỹ, album không được đánh giá cao.

Video nhạc của bài "I Want to Break Free" nhại theo Coronation Street, một vở kịch sà phòng (soap opera - tên gọi xuất phát từ việc các hãng bột giặt tài trợ cho các vở kịch thuộc thể loại này khi chúng xuất hiện) của Anh và trở nên nổi tiếng tại đây, tuy thế tại các nơi khác, bài này không được thành công vì trông ban nhạc có vẻ không vui vẻ vì khán giả tại những nơi này không hiểu được kiểu hài thể hiện trong video. Có nhiều người nói rằng video này đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng ở Mỹ của ban nhạc trong những năm sau đó.

Vào cuối năm 1984, Queen đã tiến hành biểu diễn vài ngày ở Bophuthatswana, Nam Phi trên vận động ở Sun City[16]. Trên đường trở về Anh, Queen đã bị giận dữ, chỉ trích sau khi biểu diễn ở Sun City trong khi nạn phân biệt chủng tộc ở đó đang lên cao. Queen xác nhận rằng họ chỉ chơi nhạc cho những ai muốn nghe và nhấn mạnh rằng buổi biểu diễn đã được tổ chức trước nhiều thành phần khán giả khác nhau.

Năm 1985, ban nhạc đã có 2 buổi trình diễn ở festival Rock in Rio. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 12 tháng 1, họ đã khai mạc festival trước sự chứng kiến của 325.000 người, phá vỡ chính kỷ lục thế giới mà họ đã ghi trước đó[17]. Vào ngày 19 tháng 1 họ cũng đã biểu diễn trước một đám đông gồm 325.000 người hâm mộ tới tham dự festival.

Queen đã được mời tham gia buổi biểu diễn quyên góp Live Aid. Trong mắt của những người hâm mộ và các nhà bình luận, ban nhạc đã được hoan nghênh nhiệt liệt trên khắp thế giới, họ đã trình diễn các bài nổi tiếng nhất của mình, làm cho khán giả ngây ngất với những năng lực, tài năng nghệ thuật và sự quảng cáo rất hoành tráng của họ[18].

Ban nhạc đã đem lại sức sống cho buổi diễn Live Aid và kết quả là gia tăng doanh thu các đĩa, Queen kết thúc năm 1985 bằng cách phát hành đĩa đơn "One Vision", một bài hát sáng tác theo nhịp nhanh của ghi ta. Nó đã được dùng trong phim Đại bàng sắt.

Năm 1985, Mercury phát hành album sô lô của mình mang tên là Mr. Bad Guy.

Vào đầu năm 1986 Queen đã thu âm album A Kind of Magic, trong đó có một vài bài hát viết cho phim Highlander, của Russell Mulcahy, ra cùng năm. Album này rất thành công, giới thiệu một loạt các bài hát trong đó có cả bài mang tên album là "A Kind of Magic", "Friends Will Be Friends" và "Who Wants to Live Forever".

Cuối năm đó, Queen đã tổ chức tua diễn cuối cùng có tên là The Magic Tour để giới thiệu album A Kind Of Magic, buổi diễn đã toả sáng ở sân Wembley, London và thu được thành công trong album kép thu trực tiếp, Queen Live At Wembley Stadium, phát hành cả trên đĩa CD và phim truyền trực tiếp về buổi diễn trên VHS và sau đó là trên đĩa DVD.

Tua diễn này là tua diễn cuối cùng mà các thành viên trong ban nhạc biểu diễn cùng nhau. Họ đã không đặt được sân Wembley cho đêm diễn thứ 3 bởi vì đêm đó đã bị tổ chức khác đặt trước, nhưng họ đã cố tổ chức ở công viên Knebworth. Buổi diễn được tổ chức trong 2 giờ với sự tham gia của 125.000 người hâm mộ[19]. Họ dã đến công viên để xem Queen trình diễn lần cuối mặc dù không ai có thể biết rằng việc đó sẽ xảy ra. Cuối cùng thì tua diễn Magic là tua diễn lớn nhất của Queen. Tổng số là hơn 1 triệu người tham dự, chỉ riêng buổi diễn ở Anh đã là 400.000 người và đó là kỷ lục của thời điểm này.

Sau khi đã thực hiện rất nhiều dự án sô lô vào năm 1988 (bao gồm cả việc cộng tác của Mercury với Montserrat Caballé, "Barcelona") ban nhạc đã phát hành album The Miracle vào năm 1989. Album tiếp tục theo xu hướng của A Kind of Magic với âm thanh tao nhã của nhạc pop-rock và phát hành rộng khắp châu Âu bài "I Want It All", "Breakthru", "The Invisible Man", "Scandal" và "The Miracle". Queen đã thông báo rằng sẽ không có tua diễn cho album này với lý do cá nhân của Mercury. Anh đã tuyên bố rằng chỉ đơn giản muốn phá bỏ cái vòng tròn lặp đi lặp lại hết album thì đến tua diễn. Có nhiều suy đoán tới việc ban nhạc sẽ tan rã trong tương lai, thậm chí rằng còn đoán rằng Mercury đang phải chịu đựng vấn đề sức khỏe.

The Miracle cũng đánh dấu sự bắt đầu thay đổi về các triết lý trong lời bài hát của Queen. Từ khi ban nhạc mới hoạt động, hầu như tất cả các bài hát đã được viết bởi một thành viên hay sáng tác cho chính thành viên đó, còn những người khác thì bổ sung thêm một chút thay vì việc nên giúp cho người viết nhận ra được thế giới quan của bài hát. Bắt đầu với The Miracle, việc viết lời đã mang tính cộng tác hơn, và mặc dù có nhiều bài hát đã bị nói rằng được viết bởi một thành viên này hay thành viên khác nhưng họ vẫn tuyên bố rằng sản phẩm cuối cùng chính là của ban nhạc Queen.

[sửa] Thập kỷ 1990

Bìa album Innuendo
Bìa album Innuendo

Vào năm 1991, có tin đồn trên các tờ báo rằng Freddie Mercury đang trong giai đoạn AIDS. Mặc dù lời đồn đại đúng nhưng Mercury phủ định tất cả những điều này. Tuy nhiên, ban nhạc vẫn quyết định ra album theo như kế hoạch; đó là album Innuendo. Tuy sức khoẻ ngày càng xấu đi, Mercury vẫn tiếp tục đóng góp hết tâm sức vào album. Điểm nổi bật của album chính là bài hát mang chính tên album, theo thể loại nhạc hard-rocking.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 1991 Freddie Mercury đã biết mình đã bị mắc căn bệnh AIDS trong những giây phút cuối cùng trên giường bệnh. Sau 24 giờ biết tin, Mercury đã chết khi anh mới 45 tuổi. Đám tang đã được tổ chức trong khuôn khổ của gia đình và đạo thờ lửa của anh.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1992, mọi người đã kỷ niệm lễ tang của anh trong buổi hòa nhạc tưởng nhớ Freddie Mercury, tổ chức ở sân vận động Wembley ở London. Các nghệ sỹ và ban nhạc như Annie Lennox, Guns N' Roses, Extreme, Roger Daltrey, Def Leppard, Elton John, George Michael, David Bowie, Metallica và Liza Minnelli cùng với 3 thành viên còn lại của Queen đã trình diễn phần lớn các bài hát nổi tiếng của ban nhạc. Buổi biểu diễn này cực kỳ thành công và được 10 triệu người trên khắp thế giới dõi theo.

Queen chưa bao giờ tan rã thực sự mặc dù album cuối cùng của họ phát hành vào năm 1995Made in Heaven, được làm 4 năm sau cái chết của Freddie Mercury. Album gồm những bản thu âm cuối cùng của Freddie trong năm 1991 (những bản này thu âm trước khi anh chết khoảng 10 ngày) và kết hợp thêm một số bài từ các album trước nữa; thêm vào đó những phần từ album sô lô của anh Mr. Bad Guy và bài The Cross cũng có trong thành phần album. May và Taylor thường xuyên để tâm vào dự án lập quỹ cho việc nghiên cứu căn bệnh AIDS mà Queen tài trợ. John Deacon làm công việc này lần cuối vào năm 1997 khi anh thu âm bài "No-One But You (Only The Good Die Young)" với 2 thành viên còn lại và đó cũng là đĩa đơn nguyên bản cuối cùng mà Queen thu âm.

[sửa] Từ năm 2000 đến nay

Vào cuối năm 2004, có tin nói rằng Queen sẽ và tái hợp và sẽ tổ chức tua diễn vào năm 2005 với Paul Rodgers (người sáng lập và là người hát chính của ban nhạc Free, Bad Company và ban nhạc The Firm). Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ở trên trang Web của Brian May Rodgers cũng viết rằng Rodgers sẽ hợp tác cùng Queen, không phải là thay thế Freddie Mercury. Deacon sẽ không tham gia, Danny Miranda của ban nhạc Blue Öyster Cult sẽ chơi ghi ta bass thay anh. Những thành viên khác của tua diễn bao gồm Spike Edney, chơi keyboard, anh cũng đã từng chơi ghi ta và keyboard trong live show của Queen từ những năm đầu của thập kỷ 1980, thêm vào đó có Jamie Moses, chơi ghi ta, người đã hợp tác với Brian May trong biểu diễn sô lô từ những năm đầu của thập kỷ 1990.

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2005, một album đôi thu trực tiếp đã được phát hành, Return of the Champions có Paul Rodgers tham gia. Nó được thu âm vào tháng 5 năm 2005 trong tua diễn Queen và Paul Rodgers ở sân vận động Sheffield Arena ở Sheffield, Anh.

Để phục vụ cho việc kỷ niệm 30 năm ngày ra album A Night at the Opera, một phiên bản mới, gồm 2 đĩa đã được phát hành, ngoài đĩa CD ra còn có cả đĩa DVD với những video của mọi bài hát, ngoại trừ bài "Bohemian Rhapsody" và "You're My Best Friend".

Vào tháng 3 năm 2006, Queen và Paul Rodgers bắt đầu tua diễn ở Mỹ và Canada. Tua diễn này độc lập với chuyến diễn 2 ngày ở Mỹ trong tua đầu tiên của Queen va Paul Rodgers, đánh dấu một tua diễn khá trọn vẹn từ khi tổ chức tua "Hot Space" vào năm 1982. John Deacon đã không tham gia diễn cùng cả nhóm. Queen và Paul Rodgers đã giới thiệu bài hát đầu tiên của họ như là một sự hợp tác, có tên là "Take Love" trong tua diễn tại Mỹ.

[sửa] Những thành công

Năm 2005, theo sách Kỷ lục Guinness của thế giới, album của Queen đã được bình chọn nhiều lần trong bảng xếp hạng của Anh hơn bất kỳ ban nhạc nào khác[20].

Con số thống kê hiện tại:

  1. Queen (1.322 tuần)
  2. The Beatles (1.293 tuần)
  3. Elvis Presley (1.280 tuần)
  4. U2 (1.150 tuần)

Cũng trong năm 2005 cùng sự phát hành album thu trực tiếp với Paul Rodgers, Queen đã xuống vị trí thứ ba về thời gian kết hợp nhiều nhất trong bảng bình bầu của Anh, The Beatles không có trong danh sách. (Danh sách này không thừa nhận các bình bầu mà có danh sách ít hơn trong những năm của thập kỷ 1960)[21].

Con số thống kê hiện tại:

  1. Elvis Presley (2.574 tuần)
  2. Cliff Richard (1.982 tuần)
  3. Queen (1.755 tuần)
  4. The Beatles (1.749 tuần)

Dự đoán mức doanh thu của họ rất lớn. Vào năm 2001 doanh thu của họ đạt tới 100 triệu bản Anh khắp thế giới [22][23][24]; tuy nhiên, theo một tờ báo phát hành 2 năm sau đó, Queen "thống kê được số lượng bán được là 150 triệu bản"[25]. Năm tiếp theo, "hơn 190 triệu bản" đã được thông báo ở buổi gia nhập UK Music Hall of Fame của họ[26].

Một vài trang Web cũng đã ghi nhận con số 300 triệu bản[27][28]. Tổng số đĩa bán được ở Mỹ là trên 32 triệu bản cho tới năm 2006.

[sửa] Những ảnh hưởng tới nền âm nhạc hiện đại

Queen được nhớ tới với âm nhạc có tính chất của sân khấu kịch hát mà người ta chưa bao giờ được thấy, sự phô trương và quảng cáo khá nhiều đến nỗi các nhà phê bình đã xếp Queen vào vị trí là người chủ đạo trong cuộc cách mạng của nhạc rock. Queen đặc biệt được nhắc tới với âm nhạc mang tính chiết trung cao và những sô diễn gây chấn động[cần chú thích].

Queen thường thu âm nhiều thể loại nhạc khác nhau, tạo ra các loại nhạc đa dạng và có tính ảo giác (trong những bài hát như "The Fairy Feller's Master-Stroke" và "Jesus"), thể loại hard rock trong bài ("We Will Rock You" và "Hammer to Fall)", thể loại funk và disco trong bài ("Another One Bites the Dust" và "Staying Power"), loại nhạc heavy metal trong bài ("Stone Cold Crazy", "Brighton Rock"), và thậm chí là ractim (trong bài "Bring Back That Leroy Brown" và "Seaside Rendezvous").

Cũng giống như âm nhạc của họ, những ban nhạc chịu ảnh hưởng của Queen cũng rất đa dạng. Những ban nhạc, nghệ sỹ chịu ảnh hưởng của Queen bao gồm Judas Priest, Def Leppard, Iron Maiden, Mötley Crüe, Steve Vai, George Michael, Metallica, The Flaming Lips, Ween, Guns N' Roses, Chris Cornell, Trent Reznor, Extreme, Dream Theater, Nirvana, Jellyfish, The Smashing Pumpkins, Green Day, Robbie Williams, Ben Folds Five, Foo Fighters, Joan Osborne, Muse, The Darkness, Franz Ferdinand, Jetliner và còn nhiều nữa.

[sửa] Lĩnh vực kỹ thuật số

Dưới sự giám sát của Brian May và Roger Taylor, một số lượng lớn dự án nhạc đã được thực hiện để số hoá danh mục dài các audio và video của Queen. Các đĩa DVD thu âm buổi công diễn nổi tiếng của họ vào năm 1986 ở sân vận động Wembley (mang tên Live At Wembley Stadium) và buổi diễn Milton Keynes năm 1982, cùng 2 đĩa DVD các bài hay nhất (Số 1 và 2, các bài trong thập kỷ 70 và 80) đã được ban nhạc cho trộn âm lại và chuyển sang phiên bản 5.1 và âm thanh DTS Surround. Cho đến nay, hai trong số những album được tôn vinh của Queen, A Night At The OperaThe Game, đã được số hoá sang các album DVD-Audio. Vì các album này có cách chuyển soạn và phối nền giàu nhạc điệu, phương tiện lưu trữ này dường như phù hợp với âm nhạc của Queen. Brian May đã nói rằng anh ta thích chứng kiến toàn bộ catalogue của Queen được tái sản xuất theo định dạng này, vì nó gần hơn so với những gì mà ban nhạc đã dự định cho các tác phẩm của mình từ mấy năm trước.

Vào năm 1998, Queen đã kết hợp với Electronic Arts, phát hành trò chơi trên máy tính có tên là Queen: The Eye, tuy nhiên đã gặp thất bại thương mại thảm hại. Bản thân âm nhạc - các bài hát của Queen, trong nhiều trường hợp đã được hoà trộn với những phiên bản nhạc khí mới - và đã được tiếp nhận rất tốt, tuy nhiên trò chơi này có cách chơi được thiết kế quá nghèo nàn dẫn đến ít người chơi. Thêm vào phần rắc rối là thời gian phát triển khá dài, kết quả là các thành phần đồ họa dường như đã lạc hậu hẳn so với công nghệ tại thời điểm phát hành.

Queen tiếp tục làm như vậy trong việc thu âm những buổi công diễn tiếp theo, ít nhất hơn một tuyển chọn video (Số 3) và phần còn lại của album có định dạng DVD-Audio. Rất thức thời, Taylor và May liên tục liên hệ với các fan, những người sưu tập và các chuyên gia công nghiệp để tìm ra những yêu cầu cho các tác phẩm trong tương lai cũng như phát minh mới nhất trong công nghiệp và công nghệ mà họ có thể sử dụng.

[sửa] Các buổi công diễn của Queen

Các buổi trình diễn ngoài trời của Queen thực sự gây chấn động, toàn các thiết bị âm thanh và ánh sáng to lớn, đồ sộ, đôi khi còn biểu diễn cả nghệ thuật bắn pháo hoa nữa, và nhiều hiệu ứng âm thanh khác để làm cho buổi trình diễn của họ trở nên giống như một buổi diễn ở sân khấu nhà hát. Mercury đắm chìm vào trong đám đông những thanh niên hâm mộ và kích động họ, hơi có nét giống ca sỹ Kurt Cobain (Mercury có được nhắc tới trong di chúc trước khi chết của Kurt Cobain), Mercury được mọi người hoàn toàn thán phục. Khởi đầu với bài hát "News Of The World" vào năm 1977, Queen viết các bài hát với mục đích thu hút người nghe như bài "We Will Rock You" và "We Are The Champions" và tạo thêm các bài khác giống thế như "Radio Ga Ga" để gây nhiều tiếng vang. Kết quả là đã gây được ấn tượng ở buổi diễn Live Aid, có gần 80.000 người đến sân vận động Wembley và vỗ tay trên đầu họ theo nhịp câu hát "Radio Ga Ga". Họ đã được coi như là một trong những ban nhạc nổi tiếng mọi thời đại[29].

Queen cũng đã được công nhận là một trong những ban nhạc đầu tiên sử dụng màn hình lớn (hay Jumbotron) ở các buổi công diễn.

Queen bắt đầu lao vào nhiều tua diễn đáng nhớ như buổi diễn lịch sử Live Aid tổ chức ở sân Wembley ở Anh và ở festival Rock in Rio ở Brasil, đây cũng là tua diễn cuối cùng của nhóm để giới thiệu album A Kind of Magic.

Queen thường chơi bài hát God Save the Queen sau mỗi buổi công diễn của mình.

Buổi công diễn ở Wembley, một phần trong tua diễn ở Anh năm 1986 đã thu hút 150.000 người trong 2 đêm diễn. Một thời điểm đáng ghi nhớ và mang tính tiên đoán (điều này có thể được nghe lại ở bản thu buổi công diễn này đã được biên tập lại) đã xảy ra khi Freddie Mercury nói với khán giả phía dưới: "Gần đây có nhiều lời đồn đại về một ban nhạc tên là Queen... lời đồn nói rằng chúng tôi sắp tan rã. Các bạn nghĩ sao?" Khán giả: "Không!" Freddie: "Quên tất cả những lời đồn đó đi, tôi chắc chắn chúng tôi sẽ ở bên nhau cho đến chết!".

Vào ngày 9 tháng 8 năm đó, buổi công diễn Knebworth có 150.000 khán giả, Freddie đã nói những lời sau:

"...và gần đây, có nhiều lời đồn rằng chúng tôi sắp tan rã, nhưng ý tôi là, thật ra, các bạn hãy nhìn xem! Ý tôi là làm sao có thể chia tay được khi có những khán giả như thế này, thật là như vậy! Chúng tôi đâu có ngu ngốc như thế!"[30].

Ba năm gần thời điểm đó, người ta rất ít khi thấy cả ban nhạc cùng biểu diễn, trong thời gian này, Freddie Mercury đã thu âm một vài bài sô lô và Roger Taylor cũng hợp tác với The Cross.

Theo sách của Jim Hutton, Mercury và Tôi, Freddie Mercury đã được chẩn đoán là mắc HIV dương tính vào năm tiếp theo (1987), điều này có thể giải thích tại sao họ lại ra đi lặng lẽ sau một tua diễn thành công như vậy. (Jim Hutton là người bạn cuối cùng của Mercury, chơi với anh từ những năm giữa thập kỷ 1980 đến khi anh chết).

[sửa] Trong phim

Queen đã đóng góp âm nhạc trong bộ phim Flash GordonCao nguyên (đạo diễn phim nguyên bản là Russell Mulcahy). Nhạc của Queen nổi bật, dễ nhận thấy trong một vài phim như Đại bàng sắt, National Lampoon's Loaded Weapon, Wayne's World, Small Soldiers, Super Size Me, A Knight's Tale, The Girl Next Door, Revenge of the NerdsShaun of the Dead. Bản cover của "Somebody to Love" được hát bởi Anne Hathaway trong bộ phim Ella Enchanted làm năm 2004. Một phiên bản của "The Show Must Go On" đã được trình diễn vào năm 2001 bởi Jim Broadbent và diễn viên Nicole Kidman bộ phim âm nhạc Moulin Rouge!. Bài hát "Bohemian Rhapsody" đã được tái bản sau khi xuất hiện trong phim Wayne's World và sau đó được bình chọn vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng Billboard của Mỹ.

[sửa] Queen với âm nhạc của nhà hát

Vào năm 2002, một vở ca kịch mang âm hưởng của nhạc trong nhà hát dựa trên các bài hát của Queen, mang tựa đề We Will Rock You, được trình diễn buổi đầu tiên ở nhà hát Dominion ở West End, London. Vở ca kịch được sáng tác bởi nhà hài kịch và nhạc sỹ người Anh Ben Elton viết, cộng tác với Brian May và Roger Taylor. Nó đã được trình diễn ở Barcelona (Tây Ban Nha); Melbourne, Sydney và Brisbane (Úc); Köln (Đức); và Las Vegas (Mỹ). Vở kịch sẽ kết thúc phần Dominion của nó vào ngày 7 tháng 10 năm 2006. Nhà sản xuất của buổi diễn là Công ty giải trí Phil McIntyre và Trung tâm sản xuất của Queen đang khớp nối và chọn lựa cho tua diễn We Will Rock You trên khắp nước Anh. We Will Rock You trở thành vở kịch được biểu diễn lâu nhất ở nhà hát hàng đầu này của Anh, vượt kỷ lục dược ghi trước đây là Vở kịch Grease.

Vở kịch này được trình diễn đồng thời với lễ kỷ niệm vàng của Nữ hoàng Elizabeth II. Như một phần trong lễ kỷ niệm, Brian May đã trình diễn một sô lô ghi ta trong bài God Save the Queen, trong album A Night at the Opera từ trên mái của điện Buckingham. Bản thu buổi diễn này đã được dùng như là một video clip cho bài hát giống như vậy trong phiên bản kỷ niệm của "A Night at the Opera".

[sửa] Tư liệu

Xem chi tiết: Danh sách album của Queen

[sửa] Những album thu trong phòng

  • Queen (1973) #2 ở Anh (đĩa vàng), #83 ở Mỹ (đĩa vàng), #52 ở Nhật
  • Queen II (1974) #5 UK (đĩa vàng), #49 US (đĩa vàng)
  • Sheer Heart Attack (1974) #2 ở Anh (đĩa bạch kim), #11 ở Mỹ (đĩa vàng), #23 ở Nhật
  • A Night at the Opera (1975) #1 ở Anh (đĩa bạch kim), #4 ở Mỹ (đĩa bạch kim 3x), #9 ở Nhật, #1 ở Hà Lan
  • A Day at the Races (1976) #1 ở Anh (đĩa bạch kim), #5 ở Mỹ (đĩa bạch kim), #1 ở Nhật, #1 ở Hà Lan
  • News of the World (1977) #4 ở Anh (đĩa bạch kim), #3 ở Mỹ (đĩa bạch kim 4x), #3 ở Nhật, #1 ở Hà Lan
  • Jazz (1978) #2 ở Anh (đĩa vàng), #6 ở Mỹ (đĩa bạch kim), #5 ở Nhật
  • The Game (1980) #1 ở Anh (đĩa vàng), #1 ở Mỹ (đĩa bạch kim 4x), #5 ở Nhật
  • Flash Gordon (1980) #10 ở Anh (đĩa vàng), #23 ở Mỹ, #12 ở Nhật, #1 ở Áo
  • Hot Space (1982) #4 ở Anh (đĩa vàng), #22 ở Mỹ (đĩa vàng), #6 ở Nhật, #1 ở Áo
  • The Works (1984) #2 ở Anh (đĩa bạch kim), #23 ở Mỹ (đĩa vàng), #7 ở Nhật, #1 ở Hà Lan
  • A Kind of Magic (1986) #1 ở Anh (đĩa bạch kim 2x), #46 ở Mỹ (đĩa vàng năm 2005), #25 ở Nhật
  • The Miracle (1989) #1 ở Anh (đĩa bạch kim), #24 ở Mỹ (đĩa vàng), #2 ở Nhật, #1 ở Áo, #1 ở Đức, #1 ở Hà Lan, #1 ở Thụy Sỹ
  • Innuendo (1991) #1 ở Anh (đĩa bạch kim), #30 ở Mỹ (đĩa vàng), #13 ở Nhật, #1 ở Đức, #1 ở Hà Lan, #1 ở Thụy Sỹ
  • Made in Heaven (1995) #1 ở Anh (đĩa bạch kim 4x), #58 ở Mỹ (đĩa vàng), #1 ở Nhật, #1 ở Áo, #1 ở Đức, #1 ở Ý, #1 ở Hà Lan, #1 ở Thụy Sỹ. Năm 1997 đã bán được 10 triệu bản.

11 trong số 15 album của ban nhạc đã từng được xếp thứ 1.

[sửa] Những album thu trực tiếp

  • Live Killers (1979) #3 ở Anh, #16 ở Mỹ (2x bạch kim), #9 ở Nhật
  • Live Magic (1986) #3 ở Anh (đĩa bạch kim), #49 ở Nhật
  • Live at Wembley '86 (1992) #2 ỏ Anh (đĩa vàng) #53 ở Mỹ (đĩa bạch kim), #80 ở Nhật
  • Queen on Fire - Live at the Bowl (2004) #20 ở Anh (đĩa vàng), #85 ở Nhật
  • Queen + Paul Rodgers: Return of the Champions (2005) #12 ở Anh (đĩa bạc), #14 ở Nhật

[sửa] Kết hợp

  • Greatest Hits (EMI, Elektra: 1981; Hollywood Records: 1992 (US reissue); Parlophone: 1994) #1 UK (13x platinum), #14 US (7x platinum), #9 ở Nhật, #1 ở Áo, #1 ở Hà Lan. Đến nay số lượng đĩa bán được là 26 triệu bản trên khắp thế giới (bao gồm cả những tái bản vào năm 1992).
  • The Best Of Queen (1980) (Tuyển tập những bài hát hay của Queen từ Phần LanHàn Quốc)
  • The Complete Works (1985) - tất cả album từ năm 1973-1985
  • Queen at the Beeb (1989) #67 ở Anh; Queen at the BBC (US/Hollywood: 1995)
  • Greatest Hits II (1991) #1 ở Anh (8x bạch kim), Argentina (giải Kim cương), Áo, Brasil, Đan Mạch, Đức (4x bạch kim), Hungary, Ý, Hà Lan, New Zealand, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, #80 ở Nhật; đến nay đã bán được hơn 15 triệu bản khắp thế giới.
  • Classic Queen (chỉ ở Mỹ và Canada: 1992) #4 ở Mỹ (3x bạch kim), Canada (5x bạch kim)
  • Greatest Hits I & II - Two CD Set (1994) #37 UK
  • Queen Rocks (1997) #7 ở Anh, #10 ở Nhật
  • The Crown Jewels (1998)
  • Greatest Hits III (1999) #5 ở Anh, #25 ở Nhật, #2 ở Áo, #4 ở Thụy Sỹ
  • Tuyển tập đĩa bạch kim : Greatest Hits I, II & III - Bộ 3 đĩa CD (2000) #2 UK (3x platinum), #48 US (gold). Bán được 3 triệu album ở châu Âu.
  • Greatest Hits: We Will Rock You Edition (chỉ ở Mỹ: 2004) #42 ở Mỹ
  • Jewels (chỉ ở Nhật: 28 tháng 1, 2004) #1 ở Nhật bán được hơn 1,8 triệu bản
  • Jewels II (chỉ ở Nhật : ngày 26 tháng 1 năm 2005) :#9 ở Nhật

[sửa] Tribute album

  • Dragon Attack - A Tribute to Queen (1997)
  • Tributo A Queen: Los Grandes del Rock en Español (1997) - tiếng Tây Ban Nha
  • Killer Queen: A Tribute to Queen (9 tháng 8, 2005)
  • Dynamite With A Laserbeam: Queen As Heard Through The Meat Grinder Of Three One G. (2005)

[sửa] Đĩa đơn

  • "Keep Yourself Alive/Son And Daughter" (1973) - không có trong bảng bình chọn của Anh, #89 ở Mỹ (Cashbox)
  • "Seven Seas of Rhye/See What A Fool I've Been" (1974) #10 ở Anh
  • "Killer Queen/Flick Of The Wrist" (1974) #2 ở Anh (đĩa bạc), #12 ở Mỹ
  • "Now I'm Here/Lily Of The Valley" (1975) #11 ở Anh
  • "Bohemian Rhapsody/I'm In Love With My Car" (1975) #1 ở Anh (đĩa bạch kim 3x), #9 ở Mỹ (đĩa vàng)
  • "You're My Best Friend/'39" (1976) #7 ở Anh, #16 ở Mỹ
  • "Somebody to Love/White Man" (1976) #2 ở Anh, #13 ở Mỹ
  • "Tie Your Mother Down/You And I" (1977) #31 ở Anh, #49 ở Mỹ
  • "Long Away/You and I" (1977)
  • "Queen's First EP: Good Old-Fashioned Lover Boy/Death On Two Legs/Tenement Funster/White Queen" (1977) #17 ở Anh
  • "We Are the Champions/We Will Rock You" (1977) #2 ở Anh (đĩa vàng), #4 ở Mỹ (đĩa bạch kim 2x)
  • "Spread Your Wings/Sheer Heart Attack" (1978) #34 ở Anh
  • "It's Late/Sheer Heart Attack" (1978) #72 ở Mỹ
  • "Bicycle Race/Fat Bottomed Girls" (1978) #11 ở Anh (đĩa vàng), #24 ở Mỹ
  • "Don't Stop Me Now/In Only Seven Days" (1979) #9 ở Anh (đĩa vàng), #86 ở Mỹ
  • "Jealousy/Fun It" (1979)
  • "Love Of My Life (trực tiếp)/Now I'm Here (trực tiếp)" (1979) #63 ở Anh
  • "We Will Rock You (trực tiếp)/Let Me Entertain You (trực tiếp)" (1979)
  • "Crazy Little Thing Called Love/We Will Rock You (live)" (1979) #2 ở Anh (đĩa vàng), #1 ở Mỹ (đĩa bạch kim)
  • "Save Me/Let Me Entertain You (trực tiếp)" (1980) #11 ở Anh
  • "Play The Game/A Human Body" (1980) #14 ở Anh, #42 ở Mỹ
  • "Another One Bites The Dust/Dragon Attack" (1980) #7 ở Anh, #1 ở Mỹ (bán hơn 4,5 triệu bản, đĩa bạch kim 4x)
  • "Need Your Loving Tonight/Rock It" (1980) #44 ở Mỹ
  • "Flash/Football Fight" (1980) #10 ở Anh, #42 ở Mỹ, #1 ở Áo
  • "Under Pressure (với David Bowie)/Soul Brother" (1981) #1 ở Anh (đĩa bạc), #29 ở Mỹ
  • "Body Language/Life is Real" (1982) #25 ở Anh, #11 ở Mỹ
  • "Las Palabras De Amor/Cool Cat" (1982) #17 ở Anh
  • "Calling All Girls/Put Out the Fire" (1982) #60 ở Mỹ
  • "Back Chat/Staying Power" (1982) #40 ở Anh
  • "Radio Ga Ga/I Go Crazy" (1984) #2 ở Anh (đĩa bạc), #16 ở Mỹ
  • "I Want To Break Free/Machines (or Back to Humans)" (1984) #3 ở Anh (đĩa bạc), #45 ở Mỹ, #1 Áo
  • "It's A Hard Life/Is This The World We Created?" (1984) #6 ở Anh, #72 ở Mỹ
  • "Hammer To Fall/Tear It Up" (1984) #13 ở Anh
  • "Thank God It's Christmas/Man on the Prowl/Keep Passing the Open Windows" (1984) #21 ở Anh
  • "One Vision/Blurred Vision" (1985) #7 ở Anh, #61 ở Mỹ
  • "Princes of the Universe/A Dozen Red Roses For My Darling"
  • "A Kind Of Magic/A Dozen Red Roses For My Darling (châu Âu)/Gimme the Prize (Mỹ)" (1986) #3 ở Anh, #42 ở Mỹ
  • "Friends Will Be Friends/Seven Seas of Rhye (1986) #14 ở Anh
  • "Who Wants To Live Forever/Killer Queen" (1986) #24 ở Anh
  • "Pain Is So Close To Pleasure/Don't Lose Your Head" (1986)
  • "I Want It All/Hang on In There" (1989) #3 ở Anh (đĩa bạc), #50 ở Mỹ, #3 bảng nhạc rock của Mỹ
  • "Breakthru/Stealin'" (1989) #7 ở Anh
  • "The Invisible Man/Hijack My Heart" (1989) #12 ở Anh
  • "Scandal/My Life Has Been Saved" (1989) #25 ở Anh
  • "The Miracle/Stone Cold Crazy (trực tiếp)" (1989) #21 ở Anh
  • "Innuendo/Bijou" (1991) #1 ở Anh (đĩa vàng)
  • "I'm Going Slightly Mad/The Hitman" (1991) #22 ở Anh
  • "Headlong/All God's People" (1991) #14 ở Anh
  • "The Show Must Go On/Keep Yourself Alive" (1991) #16 ở Anh
  • "Bohemian Rhapsody"/"These Are The Days Of Our Lives" (1991) #1 ở Anh
  • "The Show Must Go On"/"Bohemian Rhapsody" (1992) #2 US (đĩa bạch kim)
  • "Five Live" (EP) (với George Michael và Lisa Stansfield, 1993) #1 ở Anh
  • "Heaven For Everyone/It's A Beautiful Day" (1995) #2 ở Anh (đĩa bạc)
  • "A Winter's Tale/Thank God It's Christmas/Rock In Rio Blues" (1995) #6 ở Anh
  • "Too Much Love Will Kill You/We Will Rock You/We Are the Champions" (1996) #15 ở Anh
  • "Let Me Live/Bicycle Race/Fat Bottomed Girls" (1996) #9 ở Anh
  • "You Don't Fool Me - The Remixes" (1996) #17 ở Anh
  • "No-One But You (Only The Good Die Young)" (1998) #13 ở Anh
  • "Another One Bites The Dust" (với Wyclef Jean và Pras và Free, 1998) #5 ở Anh
  • "Under Pressure (Rah Mix)" (với David Bowie, 1999) #14 ở Anh
  • "We Will Rock You" (với ban nhạc 5ive, 2000) #1 ở Anh
  • "Flash (bài hát)" (với Vanguard, 2003) #15 ở Anh
  • "Reaching Out (trực tiếp) / Tie Your Mother Down (trực tiếp) / Fat Bottomed Girls (trực tiếp)" (Queen + Paul Rodgers, 2005)

Ban nhạc dã có 6 bài hát đứng đầu bảng xếp hạng ở Anh và hai bài đứng đầu trong bảng xếp hạng của Mỹ.

[sửa] Ghi chú

  1. Mercury.co.uk. Music of the Millenium poll result.
  2. CNN Entertainment. Queen in Rhapsody over hit award.
  3. Hispanic Business. 'We are the Champions' By Legendary Rock Band Queen Voted World's Favorite Song in the Walkman(TM) Phones 100 Global Poll.
  4. VH1. 100 greatest artists of hard rock.
  5. Rhapsody.com. Top Art & Progressive Rock Artists.
  6. Channel 4 - Music. UK Music Hall of Fame.
  7. DigitalDreamDoor. 100 Greatest Male Rock Vocalists.
  8. Queen - The Royal egend. Guitar World, October 1998.
  9. Brian May. Queen Legends.
  10. Brian May. Queen Legends.
  11. Acoustic Sounds. A Night at the Opera.
  12. Queenzone. Biography 1976.
  13. Dave Marsh, Rolling Stone Magazine. Review of "Jazz".
  14. Queen - The Royal Legend. The Game facts.
  15. QueenConcerts.com. Concert details.
  16. HotShotDigital. Freddie Mercury Biography.
  17. QueenConcerts.com. Rock in Rio concert.
  18. BBC News. Queen win greatest live gig pool.
  19. Sing 365. Queen Biography.
  20. New Wind Press. 'Queen' named most successful UK music act.
  21. scotsman.com. Queen closer to King as UK chart-toppers.
  22. PlanetOut News. Hall of Fame Inducts Queen.
  23. Richar Orchard, Queenzone. Queen made rock legends.
  24. BBC Entertainment. Queen roll into Hall of Fame.
  25. BrianMay.com. Press Conference.
  26. Channel 4 - Music. Hall of Fame.
  27. Erich Adolfo Moncada Cota, OhmyNews. Queen Proves There's Life After Freddie.
  28. BrianMay.com. Queen News January 2006.
  29. DigitalDreamDoor. 100 Greatest Live Artists.
  30. Queen - The Royal Legend. Knebworth Park, 8 tháng 8 năm 1986. Được truy cập ngày 2006-04-12.

[sửa] Liên kết ngoài

Tiếng Việt

Tiếng Anh


Queen
Freddie Mercury | Brian May | Roger Taylor | John Deacon
Những album thu tại studio
Queen | Queen II | Sheer Heart Attack | A Night at the Opera | A Day at the Races | News of the World | Jazz | The Game | Flash Gordon | Hot Space | The Works | A Kind of Magic | The Miracle | Innuendo | Made in Heaven
Những album thu trực tiếp khi lưu diễn
Live Killers | Live Magic | Live at Wembley '86 | Queen- Live On Fire at the Bowl
Những album kết hợp
Greatest Hits (Elektra) | Greatest Hits, Vol. II | Queen at the Beeb | Classic Queen | Greatest Hits (Hollywood) | Greatest Hits (Parlophone) | Greatest Hits, Vols. I and II
Phim
Queen - We Will Rock You | Becoming Queen
Bài hát
"Innuendo" | "Bohemian Rhapsody" | "You're My Best Friend" | "Radio Ga Ga" | "Somebody to Love" | "The Show Must Go On" | "Too Much Love Will Kill You" | "Tie Your Mother Down" | "We Are the Champions" | "We Will Rock You" | Delilah | Good Old-Fashioned Lover Boy | The Great Pretender | I Want It All | Play the Game | Killer Queen | Good Old-Fashioned Lover Boy | I Want to Break Free




Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu