Tỉnh Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nước Việt Nam hiện nay được chia thành 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương (tương đương cấp tỉnh).
Mục lục |
[sửa] Hành chính
Theo pháp luật thì mỗi tỉnh Việt Nam nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng nhân dân (HĐND) do dân bầu. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân (UBND) - đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh. Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban hành chính đổi tên là Ủy ban nhân dân.
[sửa] Hội đồng nhân dân
Mỗi hội đồng nhân dân có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.
Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải tự đề cử mình hay được Mặt trận Tổ quốc chọn. Những ứng cử viên được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hay bầu bí mật. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử.
Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.
[sửa] Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban nhân dân có một chủ tịch và ít nhất hai phó chủ tịch, và có từ 9 đến 11 ủy viên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là thành viên của Hội đồng nhân dân (HĐND), do HĐND bầu và Thủ tướng Chính phủ chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.
[sửa] Tỉnh ủy (Thành ủy)
Do Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên nhân vật số một ở mỗi tỉnh thành là Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy (đối với thành phố trực thuộc trung ương).
Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy ở mỗi tỉnh thành thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thường là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản.
Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy được đại hội đảng bộ tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) sở tại bầu lên, nhưng cũng có khi do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm khi chưa đến kỳ đại hội đảng bộ.
[sửa] Danh sách và thống kê
(Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 2004)
Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố Hồ Chí Minh có trên sáu triệu người trong ranh giới chính thức. Đơn vị đông dân thứ nhì cũng là tỉnh đông dân nhất, tỉnh Thanh Hóa, với trên ba triệu sáu người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn, một tỉnh tại khu vực rừng núi đông bắc bộ.
Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An, trải dài từ thành phố Vinh đến thung lũng sông Cả. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh, nằm tại đồng bằng sông Hồng đông người.
-
-
-
-
-
- Danh sách 64 tỉnh, thành xếp theo vần chữ cái
-
-
-
-
Tên | Tỉnh lỵ | Số dân | Diện tích | Tên | Tỉnh lỵ | Số dân | Diện tích | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
An Giang | Thành phố Long Xuyên | 2.170.100 | 3.406 km² | Khánh Hòa | Thành phố Nha Trang | 1.111.300 | 5.198 km² | ||
Bắc Giang | Thành phố Bắc Giang | 1.563.500 | 3.823 km² | Kiên Giang | Thành phố Rạch Giá | 1.630.300 | 6.268 km² | ||
Bắc Kạn | Thị xã Bắc Kạn | 296.200 | 4.857 km² | Kon Tum | Thị xã Kon Tum | 366.100 | 9.615 km² | ||
Bạc Liêu | Thành phố Bạc Liêu | 786.200 | 2.526 km² | Lai Châu | Thị xã Lai Châu | 308.000 | 9.059 km² | ||
Bắc Ninh | Thành phố Bắc Ninh | 987.400 | 808 km² | Lâm Đồng | Thành phố Đà Lạt | 1.138.700 | 9.765 km² | ||
Bà Rịa-Vũng Tàu | Thành phố Vũng Tàu | 897.600 | 1.982 km² | Lạng Sơn | Thành phố Lạng Sơn | 731.700 | 8.305 km² | ||
Bến Tre | Thị xã Bến Tre | 1.345.600 | 2.322 km² | Lào Cai | Thành phố Lào Cai | 565.700 | 6.357 km² | ||
Bình Định | Thành phố Quy Nhơn | 1.545.300 | 6.025 km² | Long An | Thị xã Tân An | 1.400.500 | 4.491 km² | ||
Bình Dương | Thị xã Thủ Dầu Một | 883.200 | 2.696 km² | Nam Định | Thành phố Nam Định | 1.947.100 | 1.641 km² | ||
Bình Phước | Thị xã Đồng Xoài | 783.600 | 6.857 km² | Nghệ An | Thành phố Vinh | 3.003.200 | 16.487 km² | ||
Bình Thuận | Thành phố Phan Thiết | 1.135.900 | 7.828 km² | Ninh Bình | Thị xã Ninh Bình | 911.600 | 1.384 km² | ||
Cà Mau | Thành phố Cà Mau | 1.200.800 | 5.202 km² | Ninh Thuận | Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm | 554.700 | 3.360 km² | ||
Cần Thơ (Thành phố trực thuộc trung ương) | 1.122.500 | 1.390 km² | Phú Thọ | Thành phố Việt Trì | 1.314.500 | 3.520 km² | |||
Cao Bằng | Thị xã Cao Bằng | 508.200 | 6.691 km² | Phú Yên | Thành phố Tuy Hòa | 848.900 | 5.045 km² | ||
Đắk Lắk | Thành phố Buôn Ma Thuột | 1.687.700 | 13.085 km² | Quảng Bình | Thành phố Đồng Hới | 831.600 | 8.052 km² | ||
Đắk Nông | Thị xã Gia Nghĩa | 385.800 | 6.515 km² | Quảng Nam | Thành phố Tam Kỳ | 1.452.300 | 10.407 km² | ||
Đà Nẵng (Thành phố trực thuộc trung ương) | 764.500 | 1.256 km² | Quảng Ngãi | Thành phố Quảng Ngãi | 1.259.400 | 5.138 km² | |||
Điện Biên | Thành phố Điện Biên Phủ | 440.800 | 9.560 km² | Quảng Ninh | Thành phố Hạ Long | 1.067.300 | 5.900 km² | ||
Đồng Nai | Thành phố Biên Hòa | 2.174.600 | 5.895 km² | Quảng Trị | Thị xã Đông Hà | 616.600 | 4.746 km² | ||
Đồng Tháp | Thành phố Cao Lãnh | 1.639.400 | 3.246 km² | Sóc Trăng | Thành phố Sóc Trăng | 1.257.400 | 3.223 km² | ||
Gia Lai | Thành phố Pleiku | 1.095.900 | 15.495 km² | Sơn La | Thị xã Sơn La | 972.800 | 14.055 km² | ||
Hà Giang | Thị xã Hà Giang | 660.700 | 7.884 km² | Tây Ninh | Thị xã Tây Ninh | 1.029.800 | 4.030 km² | ||
Hải Dương | Thành phố Hải Dương | 1.698.300 | 1.648 km² | Thái Bình | Thành phố Thái Bình | 1.842.800 | 1.545 km² | ||
Hải Phòng (Thành phố trực thuộc trung ương) | 1.770.800 | 1.526 km² | Thái Nguyên | Thành phố Thái Nguyên | 1.095.400 | 3.543 km² | |||
Hà Nam | Thị xã Phủ Lý | 820.100 | 852 km² | Thanh Hóa | Thành phố Thanh Hóa | 3.646.600 | 11.116 km² | ||
Hà Nội (Thủ đô) | 3.082.800 | 921 km² | Thừa Thiên-Huế | Thành phố Huế | 1.119.800 | 5.054 km² | |||
Hà Tây | Thị xã Hà Đông | 2.500.000 | 2.192 km² | Tiền Giang | Thành phố Mỹ Tho | 1.681.600 | 2.367 km² | ||
Hà Tĩnh | Thị xã Hà Tĩnh | 1.286.700 | 6.056 km² | Trà Vinh | Thị xã Trà Vinh | 1.015.800 | 2.215 km² | ||
Hòa Bình | Thành phố Hòa Bình | 803.300 | 4.663 km² | Tuyên Quang | Thị xã Tuyên Quang | 718.100 | 5.868 km² | ||
Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố trực thuộc trung ương) | 6.378.100 | 2.095 km² | Vĩnh Long | Thị xã Vĩnh Long | 1.044.900 | 1.475 km² | |||
Hậu Giang | Thị xã Vị Thanh | 781.000 | 1.608 km² | Vĩnh Phúc | Thị xã Vĩnh Yên | 1.154.800 | 1.371 km² | ||
Hưng Yên | Thị xã Hưng Yên | 1.120.300 | 923 km² | Yên Bái | Thành phố Yên Bái | 723.500 | 6.883 km² |
[sửa] Xem thêm
- Phân cấp hành chính Việt Nam
- Chính quyền địa phương ở Việt Nam
- Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam
[sửa] Liên kết ngoài
- Việc chia tỉnh
- Trang web Vietshare Tỉnh Việt Nam