Nhóm ngôn ngữ gốc Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ gốc Đức là một nhóm ngôn ngữ chính của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhóm này được gọi là nhóm gốc Đức vì nó bao gồm các tiếng của các giống người Đức sau khi họ định cư tại khắp Âu Châu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã.
Nhóm này bao gồm vào khoảng 60 ngôn ngữ và được chia ra làm 3 nhánh:
- Nhánh phía Bắc: bao gồm các tiếng tại vùng Scandinavia tại Bắc Âu như tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy và tiếng Thụy Điển.
- Nhánh phía Đông: một nhánh rất nhỏ có lẽ chỉ bao gồm tiếng Gothic tại Ukraina.
- Nhánh phía Tây: đây là nhóm quan trọng nhất hiện nay của nhóm gốc Đức, nếu không muốn nói là của toàn hệ Ấn-Âu, vì nó bao gồm tiếng Anh và tiếng Đức. Nhánh này được chia ra làm 4 phân nhóm sau đây:
- Nhóm tiếng Anh: một nhóm rất nhỏ nhưng quan trọng vì sự phổ thông của tiếng Anh trên khắp hoàn cầu hiện nay.
- Nhóm tiếng Frysk: điển hình là các tiếng Frysk dùng tại Đức và Hà Lan.
- Nhóm Thượng Đức: bao gồm các tiếng dùng tại Đức và các quốc gia chung quanh, điển hình là tiếng Đức.
- Nhóm Hạ Đức: điển hình là tiếng Hà Lan và tiếng Hà Lan tại Nam Phi (hay Afrikaans).
[sửa] Sơ đồ của Nhóm ngôn ngữ gốc Đức
Nhóm ngôn ngữ gốc Đức (thuộc Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu)
- Nhánh phía Đông: điển hình là tiếng Gothic tại Ukraina (nay đã bị mai một).
- Nhánh phía Bắc: tập trung tại vùng Scandinavia tại Bắc Âu, hậu thân của tiếng Bắc Âu cổ
- Nhóm Đông Scandinavi: tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển...
- Nhóm Tây Scandinavi: tiếng Na Uy, tiếng Iceland...
- Nhánh phía Tây