Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Trận Stalingrad – Wikipedia tiếng Việt

Trận Stalingrad

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trận Stalingrad
Một phần của Chiến tranh Xô-Đức trong Đệ nhị thế chiến
Trận Stalingrad
Lính Đức trong thành phố Stalingrad
Ngày: Từ giữa tháng 7, 1941 - 2 tháng 2, 1942
Địa điểm: Thành phố Stalingrad thuộc Liên Xô
Kết quả: Thắng lợi bước ngoặt của Liên Xô
Tham chiến
Đức
Ý
Romania
Hungary
Liên Xô
Chỉ huy
Friedrich Paulus,
Erich Von Manstein,
Hermann Hoth
Georgi Konstantinovich Zhukov,
Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky,
Vasily Ivanovich Chuikov
Lực lượng
Tập đoàn quân số 6 Đức,
Tập đoàn quân xe tăng số 4 Đức,
Tập đoàn quân số 2 Hungary,
Tập đoàn quân số 8 Ý,
Tập đoàn quân số 3 và 4 Romania

Tất cả tổng cộng 80 sư đoàn

Phương diện quân Stalingrad,
Phương diện quân Sông Đông,
Phương diện quân Tây Nam

Tất cả tổng cộng khoảng 1.700.000 binh sỹ

Thương vong
Bị chết và bị thương: 740.000,
Bị bắt: 110.000
Bị chết, bị thương và bị bắt 750.000,
dân thường chết: 40.000

Trận Stalingrad (1942-1943) là trận đánh lớn của chiến tranh Xô-Đức xảy ra trong thời gian Thế chiến thứ hai giữa quân đội Đức và hồng quân Liên Xô vì thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Nam nước Nga.

Đây là trận đánh đẫm máu nhất có quy mô cực kỳ to lớn mà cho đến nay vẫn là kỷ lục cho mọi cuộc chiến tranh. Trận đánh có quân số của mỗi bên huy động đều gồm nhiều triệu quân và bên nào cũng có số binh sĩ chết khoảng 1 triệu người chưa kể nhiều triệu số bị thương và mất tích. Trận đánh diễn ra trong khoảng hơn nửa năm và thực chất là hai giai đoạn nối tiếp nhau:

  • Giai đoạn đầu là cuộc tiến công của quân đội Đức trong chiến cục mùa hè năm 1942 và kết thúc bằng việc quân Đức tiến được tới bờ sông Volga tấn công và bao vây thành phố Stalingrad mà không chiếm được (từ giữa tháng 7 đến 18 tháng 11 1942), hay còn gọi là trận phòng thủ Stalingrad.
  • Giai đoạn hai là cuộc phản công của quân đội Xô viết bao vây và tiêu diệt quân Đức (từ 19 tháng 11 năm 1942 đến 2 tháng 2 năm 1943).

Mục lục

[sửa] Hoàn cảnh dẫn đến trận đánh Stalingrad

Sau thất bại trong việc đánh chiếm thủ đô Nga Moskva và bị đẩy lui trong mùa đông năm 1941 Bộ chỉ huy Đức, đứng đầu là Adolf Hitler, nhận thấy rằng không thể đánh thắng Liên bang Xô viết bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng. Để đánh thắng phía Đức phải tính đến cách đánh tiêu hao: trước tiên phải thủ tiêu các nguồn lực vật chất để Liên Xô suy kiệt trước khi bị đánh bại hoàn toàn. Chiến cuộc mùa hè năm 1942 diễn ra với ý tưởng chỉ đạo chiến lược như vậy và với mục tiêu chiếm những nguồn cung cấp chiến lược quan trọng hàng đầu của Liên Xô - đặc biệt là dầu mỏ tại Kavkaz, lúa mì và các nguyên liệu công nghiệp sống còn là điệnthan. Tất cả những thứ đó đều nằm ở phía Nam nước Nga.

Mục tiêu chiến lược của chiến cuộc 1942 là hướng dãy núi Kavkaz mà Baku - trung tâm công nghiệp khai thác dầu mỏ lớn nhất của Liên Xô - là mục tiêu tối thượng. Mùa hè năm 1942 Bộ chỉ huy Đức phát động chiến dịch Kavkaz. Để tiến công chiến dịch Kavkaz phía Đức thành lập hai cụm tập đoàn quân:

  • Cụm A (Tư lệnh: Thống chế Wilhelm List) có nhiệm vụ trực tiếp đánh Kavkaz. Cụm quân này gồm tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 các tập đoàn quân dã chiến số 11 và 17 của Đức và số 8 của Ý;
  • Cụm B (Tư lệnh: Thống chế Fedor von Bock) có nhiệm vụ phát triển tiến công theo hướng đông về phía sông Đông (Дон Don) để chiếm các nguồn đất đai trù phú của miền nam nước Nga, nhưng nhiệm vụ chính của cụm quân này là bảo đảm an ninh cho sườn trái của cụm quân của list. Cụm quân này gồm tập đoàn quân xe tăng số 4 (sau này được tăng cường từ cụm A), các tập đoàn quân số 2 và 6 của Đức, và số 2 của Hungary, tập đoàn quân số 8 của Ý giữa tháng 9 được điều từ cụm A sang.

Cả hai cụm được yểm trợ bằng tập đoàn không quân số 4.

Trong việc lập kế hoạch chiến cuộc hè 1942, Bộ tư lệnh tối cao Đức đã phạm sai lầm nghiêm trọng kết quả của sự đánh giá quá thấp đối thủ và quá cao chính mình. Họ đã vi phạm nguyên tắc tối quan trọng của nghệ thuật chiến tranh là nguyên tắc tập trung binh lực. Mặc dù đã có sự cảnh báo của các tướng lĩnh có kinh nghiệm nhưng Quốc trưởng Adolf Hitler đã bỏ qua những điều trên. Quân Đức thực hành tiến công đồng thời theo hai hướng ngày càng xa rời nhau, điều này là tiền đề để bị đối phương bao vây tiêu diệt sau này.

[sửa] Diễn biến trận đánh

Chiến dịch Kavkaz của Đức đã diễn ra không suôn sẻ. Rõ ràng Bộ tổng chỉ huy quân đội Đức đã đánh giá sai về tình hình của quân mình và của đối phương; họ cũng không thấy hết những khó khăn của việc tác chiến vùng núi - nơi chỉ một lượng nhỏ quân phòng thủ có thể chống lại rất đông quân tấn công và các lực lượng cơ động của Đức không thể phát huy hết tác dụng. Quân Đức, sau những thắng lợi ban đầu tại vùng đồng bằng, khi bắt đầu tiếp cận dãy núi lớn Kavkaz đã mất đà tiến công, dần dần bế tắc trên hướng chính và bị chặn lại tại tuyến sông Terech và các đèo ngang của dãy Kavkaz.

Ngược lại, tại hướng tấn công thứ yếu của cụm quân B thì tình hình lại rất thuận lợi cho quân Đức. Trên địa hình đồng bằng quân Đức rất giỏi trong tiến công cơ động. Xe tăng, thiết giáp của Đức lại một lần nữa phát huy tác dụng đánh thọc sâu rất hiểm ác phá tan các tuyến phòng thủ của quân đội Xô viết, đánh bại các phương diện quân Bryansk, Nam và Tây nam và tạo nên một cuộc tiến như vũ bão về phía đông. Quân phòng thủ Xô viết hoảng loạn rối trí, mất tuyến phòng thủ của mặt trận sông Đông (Дон Don) rồi bị đuổi dài về phía đông. Dường như không gì cản nổi cuộc tiến công của phía Đức về phía sông Volga. Bộ chỉ huy Đức liền chuyển hướng tiến công: lấy cụm B làm hướng tấn công chính và điều các đơn vị từ cụm A sang để phát triển thành quả tiến công. Mục tiêu chính bây giờ là thành phố Stalingrad trên sông Volga.

[sửa] Phòng thủ Stalingrad

Binh sỹ Xô viết của sư đoàn Podimsev tập đoàn quân 62 đang phòng thủ trong thành phố Stalingrad
Binh sỹ Xô viết của sư đoàn Podimsev tập đoàn quân 62 đang phòng thủ trong thành phố Stalingrad

Từ 22 tháng 6 đến 6 tháng 7 năm 1942 quân Đức mở đầu tấn công lớn tại phía nam chiến trường bằng trận Voronezh: tập đoàn quân xe tăng số 4 của Hermann Hoth đánh tan và đẩy lùi lực lượng của phương diện quân Tây Nam và phương diện quân Voronezh, chiếm Voronezh. Quân Đức đã đánh tan phòng tuyến Sông Đông của quân đội Xô Viết, đã tiến đến bờ sông Đông loại bỏ được mối nguy hiểm bị Hồng quân đánh vào sườn từ bàn đạp này.

Bắt đầu từ đầu tháng 7 năm 1942 cụm tập đoàn quân B của Đức với lực lượng chủ lực là tập đoàn quân dã chiến số 6 của Friedrich Paulus phát triển tấn công ào ạt tại vùng trung lưu Sông Đông về phía đông tiến về phía sông Volga. Ngày 17 tháng 7 năm 1942 các đơn vị tiên phong của Tập đoàn quân số 6 đã giao chiến với các đơn vị phòng thủ Stalingrad tại phòng tuyến sông Chir và sông Shimla trận đánh lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến bắt đầu.

Bộ chỉ huy Đức nhận thấy chỉ riêng tập đoàn quân Paulus chưa đủ sức để chiếm Stalingrad nên ngày 31 tháng 7 năm 1942 Hitler ra lệnh điều tập đoàn quân xe tăng số 4 từ cụm tập đoàn quân A sang cho cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad và từ 2 tháng 8 tập đoàn quân xe tăng này bắt đầu tấn công phía tây nam thành phố. Từ nay trọng tâm chú ý của Bộ chỉ huy Đức dồn chủ yếu cho chiến trường Stalingrad. Càng ngày Stalingrad càng thu hút nhiều binh lực của Đức từ các chiến trường khác: từ chỗ ban đầu chỉ có 13 sư đoàn với khoảng 27 vạn quân đến cuối tháng 9 năm 1942 tại hướng Stalingrad đã có 80 sư đoàn quân Đức và đồng minh Hungary, Ý và Romania chiếm tỷ trọng rất lớn trên toàn chiến tuyến Xô – Đức. Còn phía Liên Xô đã đưa các lực lượng dự bị chiến lược là tập đoàn quân 62, 63, 64, tập đoàn quân cận vệ số 1 và các tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 và rất nhiều các đơn vị khác. Nơi đây thành khu vực tập trung binh lực lớn nhất của cả hai bên trận đánh có quy mô vượt cả trận Moskva năm 1941.

Theo kế hoạch tấn công của phía Đức tập đoàn quân số 6 tấn công tại mặt bắc và tây bắc Stalingrad và tập đoàn quân xe tăng số 4 tại phía nam và tây nam. Sau khi đột phá đến bờ sông Volga hai cánh quân này sẽ đánh dọc theo bờ sông tiến ngược chiều nhau và hợp vây quân đội Xô Viết phòng thủ thành phố.

Để chống lại tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức, Hồng quân thành lập phương diện quân Đông Nam (từ sau 28 tháng 9 phương diện quân này đổi tên thành phương diện quân Stalingrad) tư lệnh thượng tướng Andrey Ivanovich Eremenko gồm các tập đoàn quân 64, 57, 51 và tập đoàn quân cận vệ số 1 với tập đoàn quân 64 ở trung tâm phòng ngự. Phương diện quân này phòng ngự tại hướng nam và tây nam Stalingrad. Phương diện quân Đông Nam đã phòng thủ thắng lợi ngày 9 và 10 tháng 8 đã phản công mãnh liệt bắt tập đoàn quân xe tăng Đức chuyển sang phòng ngự. Đến 17 tháng 8 tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức đã bị chặn lại tại tuyến phòng ngự vành đai thành phố và đến ngày cuối cùng cũng không thể đột phá được tới sông Volga.

Chiến sự diễn ra mãnh liệt và căng thẳng và quyết định nhất là tại cánh bắc và tây bắc nơi đối đầu với tập đoàn quân Đức số 6. Để phòng thủ hướng này Liên Xô thành lập phương diện quân Stalingrad tư lệnh đầu tiên là nguyên soái Semen Konstantinivich Timoshenko từ ngày 23 tháng 7 là trung tướng Vasili Nikolaevich Gordov và sau đó là trung tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (từ 28 tháng 9 phương diện quân này đổi tên thành phương diện quân Sông Đông). Trong đó tập đoàn quân 62 là lực lượng chịu áp lực trực tiếp mạnh nhất của quân Đức. Tại đây tập đoàn quân dã chiến số 6 Đức cố gắng đánh tách tập đoàn quân 62 Xô Viết ra khỏi khối quân còn lại và tiêu diệt tập đoàn quân này. Quân đội Xô Viết dưới áp lực quá lớn của đối phương buộc phải lui dần về phía thành phố. Để chặn đứng sự rút lui Stalin ra mệnh lệnh "không lùi một bước" và nghiêm cấm rút quân qua sông Đông ra khỏi khúc ngoặt của con sông này. Các công tác đảng, chính trị được tiến hành tại chiến hào để nâng cao tinh thần binh sỹ mặt khác biện pháp kỷ luật khắt khe nhất được thi hành: mọi sỹ quan và binh sỹ rút lui không có mệnh lệnh bằng văn bản đều bị bắn bỏ tại chỗ. Tuy nhiên cuối cùng trước nguy cơ bị bao vây tại khúc ngoặt của Sông Đông ngày 19 tháng 8 tập đoàn quân 62 và 64 buộc phải rút qua bờ trái sông Đông và bị ép chặt vào thành phố lúc này đã biến thành một pháo đài khổng lồ.

Ngày 19 tháng 8 quân Đức tổ chức tổng tấn công thành phố và ngày 23 tập đoàn quân số 6 tại cánh bắc thành phố đã đến được bờ sông Volga đã tách được tập đoàn quân 62, 64 ra khỏi các lực lượng Xô Viết và đánh ngoặt sang phải theo bờ sông định đánh vào lưng bao vây hai tập đoàn quân 62 và 64. Trong ngày này không quân Đức đã dùng 2.000 lần chiếc máy bay ném bom cháy gây ra được trận bão lửa huỷ diệt Stalingrad. Tình hình của tập đoàn quân 62 Xô Viết tưởng chừng tuyệt vọng nhưng tập đoàn quân này vẫn kháng cự rất ngoan cường và được tiếp viện liên tục từ phía bên kia sông Volga mặc dù việc vượt sông tiếp viện cho thành phố đi liền với thương vong rất lớn, Pháo binh Xô Viết từ bên kia sông cũng tập trung bắn phá mãnh liệt các vị trí Đức. Ngày 12 tháng 9 chiến sự đã chuyển vào trong thành phố hai bên đánh nhau rất ác liệt thương vong cực kỳ lớn. Cuộc chiến này điển hình của tính chất không khoan nhượng cả hai bên không chấp nhận bắt tù binh. Các công nhân, dân thành phố và phụ nữ cũng tham gia đánh nhau trực tiếp, tại các công xưởng của Stalingrad xe tăng được sản xuất lăn thẳng ra chiến tuyến mà còn chưa được quét sơn và lắp ráp các thiết bị phụ.

Chiến sự đặc biệt ác liệt và đẫm máu cả trên mặt đất và trên không: cả hai bên đã chiến đấu hết sức dũng cảm và quên mình. Quân Đức một mặt theo lệnh của Führer (Lãnh tụ, tức Hitler) phải chiếm bằng được thành phố mang tên Stalin biểu tượng của quân thù, mặt khác họ hiểu được tầm quan trọng phải chiếm thành phố làm chỗ trú chân cho mùa đông đang đến gần. Quân Đức tiến công rất mãnh liệt và dũng cảm. Quân đội Xô viết cũng tử thủ rất anh hùng và kiên cường, họ đã bị bao vây tất cả các phía, mà sau lưng là sông lớn Volga không còn lùi đi đâu được nữa. Từng ngôi nhà, từng tầng hầm để chiếm đươc đều phải đánh nhau đẫm máu giành đi giật lại nhiều lần. Trong trận đánh phòng thủ Stalingrad, nổi bật nhất là tập đoàn quân 62 của Tư lệnh Trung tướng Vasily Ivanovich Chuikov. Đơn vị này đã đứng vững trong thành phố bảo vệ từng thước đất thực sự theo đúng khẩu hiệu "không lùi một bước".

Ngày 15 tháng 10 quân Đức ngay trong thành phố đột phá được tới bờ sông Volga tại phía nam nhà máy Barrikada nhưng đó đã là nỗ lực cuối cùng của quân Đức: cũng chính vào lúc này sức mạnh tiến công của quân đội Đức đã cạn kiệt. Chiến sự đi vào ổn định - quân Đức đã đi quá xa nguồn tiếp ứng của mình và việc đánh nhau trong thành phố không phải là lợi thế của quân tấn công: quân Đức đã mất hết lợi thế hoả lực và tấn công cơ động.

[sửa] Trận phản công Stalingrad

Việc đánh chiếm thành phố vẫn tiếp tục cho đến 18 tháng 11 nhưng không thành công. Mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã đến, quân Đức đã bị sa lầy - họ không thể chiếm thành phố mà mùa đông đã tới, với lại họ ở quá xa các lực lượng tiếp vận của mình. Tình hình quân Đức thực sự đã nguy ngập chí ít thì cũng báo hiệu cái gì đó như mùa đông năm 1941.

Sơ đồ phản công Stalingrad
Sơ đồ phản công Stalingrad

Trong khi phía Đức đang sa lầy trong việc chiếm thành phố thì quân đội Xô Viết đã tập trung một lực lượng lớn sẵn sàng phản công. Kế hoạch tấn công đã được Bộ tổng tư lệnh quân đội Xô Viết soạn thảo kỹ lưỡng có tính đến những kinh nghiệm xương máu của hơn một năm thất thế của quân đội Xô Viết. Trong việc soạn thảo kế hoạch này có dấu ấn cá nhân rất lớn của Đại tướng Georgi Konstantinovich Zhukov và Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. Và lần này, cũng như mùa đông 1941 trong trận phản công tại Moskva, các lực lượng nòng cốt để phản công lại là các sư đoàn mới tinh, trang bị tốt, giàu sức sống của các quân khu Siberi và Viễn Đông đươc điều tới. Kế hoạch tấn công cũng rất hợp lý khi chọn các điểm chọc thủng tuyến phòng ngự của đối phương là các khu vực bố phòng của quân Romania, Ý và Hungary là các lực lượng có tinh thần và sức chiến đấu kém xa quân Đức.

Ngày 19 tháng 11 năm 1942 tại cánh bắc mặt trận Stalingrad phương diện quân Tây Nam của tư lệnh trung tướng Nikolai Phedorovich Vatutin gồm các tập đoàn quân số 2, 5, 17, 21, tập đoàn quân xe tăng số 5 và tập đoàn quân cận vệ số 1 từ bàn đạp Seraphimovich đánh vào sườn trái của tập đoàn quân số 6 Đức tại khu vực bố phòng của tập đoàn quân Romania số 3. Sau một ngày tấn công phương diện quân Vatutin đã tiến sâu được 25 – 35 km. Ngày 20 tại cánh nam Stalingrad, phương diên quân Stalingrad của tư lệnh thượng tướng Eremenko gồm tập đoàn quân 51, 57 và 64 tấn công vào sườn phải tập đoàn quân xe tăng số 4 Đức tại vị trí bố phòng của tập đoàn quân Romania số 4 tại khu vực hồ Shasha. Sau khi chọc thủng tuyến phòng ngự đối phương các đơn vị cơ động của hai phương diện quân Xô Viết bằng hai mũi, thọc sâu bằng xe tăng kết hợp cùng bộ binh cơ giới với tốc độ rất cao tiến tới hợp vây tại khu vực Kalach khoảng 30 km về phía tây Stalingrad. Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng tiến công đã gặp nhau tại Kalach và đã hợp vây hoàn toàn 22 sư đoàn đối phương, một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ tập đoàn quân số 6 Đức với khoảng 33 vạn quân đã rơi vào vòng vây siết chặt.

Đồng thời với vòng vây phía trong, quân đội Xô Viết cũng tiến công về phía tây và phía nam để thành lập luôn vòng vây phía ngoài sẵn sàng đánh quân giải cứu. Adolf Hitler ra lệnh cho tư lệnh nhóm tập đoàn quân "Sông Đông", Thống chế Erich von Manstein, bằng mọi cách giải vây cho tập đoàn quân số 6. Mọi nỗ lực giải vây của Bộ chỉ huy Đức đều thất bại. Các mũi xe tăng Đức gặp phải vòng vây bên ngoài rất rắn chắc và linh hoạt của đối phương và đã không thể gặp được quân bị vây dù chỉ còn cách 40-45 km. Nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng Đức bị vây được giao cho phương diện quân Sông Đông của tư lệnh trung tướng Rokossovsky. Phía bên trong vòng vây tập đoàn quân số 6 của quân Đức, tuy kháng cự dũng cảm nhưng thiếu tiếp tế, bị cô lập lại bị đối phương chia nhỏ thành hai mảnh không liên lạc được với nhau nên sức yếu dần bị tiêu diệt gần hết. Đến đầu tháng 2 năm 1943 bộ phận còn lại đã đầu hàng. Thống chế Paulus và gần 10 vạn binh sỹ bị bắt làm tù binh.

[sửa] Hậu quả

Tượng đài Mẹ tổ quốc kêu gọi - Đồi Mamaev Volgograd
Tượng đài Mẹ tổ quốc kêu gọi - Đồi Mamaev Volgograd

Trận Stalingrad là bước ngoặt rất lớn về chính trị, quân sự và tâm lý của Đệ nhị thế chiến vì đây là lần đầu tiên quân đội vô địch của nước Đức phát xít bị đánh bại trong một trận đánh tiêu diệt lớn.

Chiến thắng tại Stalingrad của Nga cũng là một cổ vũ lớn đối với các dân tộc ở châu Âu đang nằm dưới sự chiếm đóng của Phát xít Đức.

Về phía Đức, tuy thất bại ở Stalingrad nhưng quân đội Đức còn rất mạnh và nhiều tiềm lực. Mùa hè năm 1943 (sau khoảng 3 tháng) quân Đức tổ chức trận đánh quyết định tại vòng cung Kursk để giành lại thế chủ động tiến công chiến lược nhưng một lần nữa quân Đức lại thua trận và sau lần này họ lún sâu vào thế bị động chống đỡ cho đến khi đầu hàng vào tháng 5 năm 1945.

Sau khi Stalin chết (1953), cùng với trào lưu chống sùng bái cá nhân Stalin, ban lãnh đạo Liên Xô đã đổi tên thành phố Stalingrad thành Volgograd nhưng trận chiến vĩ đại ở đây vẫn mang tên là trận Stalingrad. Ngày nay tại thành phố Volgograd trên đồi Mamaev, đỉnh cao của thành phố, có khu tượng đài nổi tiếng rất to lớn để ghi nhớ trận đánh và tên của hơn một triệu chiến binh Xô Viết hy sinh trong trận đánh này.

[sửa] Tham khảo

  • Antony Beevor (1998), Stalingrad: The Fateful Siege 1942-1943, Viking, 1998, hardcover, ISBN 0670870951; paperback, 1999, ISBN 0140284583
  • William Craig (1973), Enemy at the Gates: the Battle for Stalingrad. New York, Penguin Books. ISBN 0142000000
  • Joachim Wieder et al, Stalingrad - Memories and Reassessments, Weidenfeld & Nicholson, 1998. ISBN 1854094602
  • Georgi Konstantinovich Zhukov, Вспоминания и размышления - (Nhớ lại và suy nghĩ).
  • Stemenco: Bộ tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh (Bản tiếng Việt)

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

(bằng tiếng Việt)

(bằng tiếng Nga)

(bằng tiếng Anh)

Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu