Giai thừa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong toán học, giai thừa là một toán tử một ngôi trên tập hợp các số tự nhiên. Cho n là một số tự nhiên dương, "n giai thừa", kí hiệu n! là tích của n số tự nhiên dương đầu tiên:
-
- n! = n.(n-1).(n-2)....4.3.2.1
Đặc biệt, với n = 0, người ta quy ước n! = 1. Ký hiệu n! được dùng lần đầu bởi Christian Kramp vào năm 1808.
Mục lục |
[sửa] Bảng các giá trị đầu của n!
n | n! |
---|---|
0 | 1 |
1 | 1 |
2 | 2 |
3 | 6 |
4 | 24 |
5 | 120 |
6 | 720 |
7 | 5040 |
8 | 40320 |
9 | 362880 |
10 | 3628800 |
15 | 1307674368000 |
20 | 2432902008176640000 |
70 | 1.19785717... × 10100 |
[sửa] Định nghĩa đệ quy
Ta có thể định nghĩa đệ quy (quy nạp) n! như sau
- 0! = 1
- (n + 1)! =n! × (n + 1) với n> 0
[sửa] Các hệ thức sử dụng ký hiệu giai thừa
- Công thức tính số tổ hợp.
- Công thức tính số chỉnh hợp:
[sửa] Các khái niệm tương tự
[sửa] Giai thừa nguyên tố (primorial)
Giai thừa nguyên tố của số tự nhiên n≥2, ký hiệu n# là tích của tất các các số nguyên tố không vượt quá n.
Ví dụ
- 2#= 2
- 3#=2.3=6
- 4#=2.3=6
- 5#=2.3.5=30
- 6#=2.3.5=30
- 7#=2.3.5.7=210
[sửa] Giai thừa kép
Có thể coi n! là tích n phần tử đầu của cấp số cộng với phần tử đầu bằng 1 và công sai bằng 1. Mở rộng với công sai bằng 2 ta có:
Giai thừa kép là tích n phần tử đầu của cấp số cộng với phần tử đầu 1 và công sai là 2.
Ví dụ:
- 8!! = 2 · 4 · 6 · 8 = 384
- 9!! = 1 · 3 · 5 · 7 · 9 = 945.
Dãy các giai thừa kép đầu tiên là:
n | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
n!! | 1 | 1 | 2 | 3 | 8 | 15 | 48 | 105 | 384 | 945 | 3840 |
Định nghĩa trên có thể mở rộng cho các số nguyên âm như sau:
Các giai thừa kép nguyên âm lẻ đầu tiên với n= -1, -3, -5, -7,...là
- 1, -1, 1/3, -1/15 ...
Các while the double factorial of negative even integers is infinity.
Một vài đẳng thức với giai thừa kép:
Cũng nên phân biệt n!! với (n!)!.
[sửa] Giai thừa bội
Ta có thể tiếp tục mở rộng với các giai thừa bội ba (n!!!),bội bốn (n!!!!) ....
Tổng quát, giai thừa bội k ký hiệu là n!(k), được định nghĩa đệ quy như sau
[sửa] Siêu giai thừa (superfactorial)
Neil Sloane và Simon Plouffe đã định nghĩa siêu giai thừa (năm 1995) là tích của n giai thừa đầu tiên. Chẳng hạn, siêu giai thừa của 4 là
Tổng quát
Các siêu giai thừa đầu tiên bắt đầu từ n = 0) là
- 1, 1, 2, 12, 288, 34560, 24883200, ... (sequence A000178 in OEIS)
Vào năm 2000, tư tưởng này được Henry Bottomley mở rộng thành siêu giả giai thừa (superduperfactorial) là tích của n siêu giai thừa đầu tiên. Những giá trị đầu tiên của chúng là (bắt đầu từ n = 0):
- 1, 1, 2, 24, 6912, 238878720, 5944066965504000, ...
và tiếp tục đệ quy với siêu giai thừa bội (multiple-level factorial) trong đó siêu giai thừa bội cấp m của n là tích của n siêu giai thừa bội cấp(m − 1), nghĩa là
trong đó mf(n,0) = n for n > 0 and mf(0,m) = 1.