Mikoyan-Gurevich MiG-15
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
MiG-15 "Fagot" | |
---|---|
MiG-15 | |
Kiểu | Máy bay tiêm kích |
Hãng sản xuất máy bay | Mikoyan-Gurevich OKB |
Chuyến bay đầu tiên | 30 tháng 12-1947 |
Được giới thiệu | 1949 |
Tình trạng | chủ yếu dùng để huấn luyện |
Hãng sử dụng chính | Không quân Xô Viết Trung Hoa Triều Tiên |
Số lượng được sản xuất | xấp xỉ 12,000 |
Những phương án tương tự | MiG-17 |
Mikoyan-Gurevich MiG-15 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-15) (tên ký hiệu của NATO đặt là "Fagot") là một loại máy bay chiến đấu phản lực được Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich thiết kế và phát triển cho Liên Xô (USSR). MiG-15 là 1 trong những máy bay phản lực thành công với cánh lướt, và nó đã dành được sự nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên, nơi nó đã đánh gục mọi loại máy bay của kẻ địch trừ loại F-86 Sabre. MiG-15 là điểm khởi đầu cho sự phát triển MiG-17 một loại tiên tiến hơn, nó đã trở thành lực lượng đối chọi với máy bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam những năm 1960. MiG-15 được tin tưởng để sản xuất với số lượng lớn, với khoảng 12,000 chiếc đã được sản xuất (và với việc cung cấp giấy phép cho các nước khác sản xuất thì con số MiG-15 lên tới 18,000 chiếc). MiG-15 bay lần đầu tiên vào ngày 30-12-1947, được giới thiệu trong khoảng 1949-1950 và được sử dụng trên nhiều nước trên thế giới. Một biến thể khác của MiG-15 rất nổi tiếng là MiG-15UTI "Midget".
Mục lục |
[sửa] Thiết kế và phát triển
Hầu hết những máy bay phản lực ban đầu, đặc biệt là của Phương Tây, được thiết kế với động cơ pít tông và cánh thẳng, có cánh phụ để tăng hiệu năng bay. Người Đức đã nghiên cứu trong suốt chiến tranh thế giới thứ II và đã trình diễn loại cánh quét trên những chiếc máy bay của mình khiến chúng gần đạt tới được vận tốc siêu âm, và những thiết kế máy bay của Liên Xô cũng không chậm chạp trong đổi mới do nắm bắt được những thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, việc đòi hỏi phải thiết kế thành công loại máy bay phản lực pít tông cho Liên Xô đã đè nặng lên vai của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich (những người đứng đầu cục thiết kế "MiG") lúc đó đang chịu nhiều ảnh hưởng của loại máy bay Focke-Wulf Ta-183. Dẫu cho những chiếc máy bay phản lực với cánh quét của Đức cuối chiến tranh đã có ảnh hưởng tới những thiết kế bên ngoài sau này của MiG-15, nhưng 2 loại máy bay lại có những điểm khác biệt hoàn toàn trong cấu trúc và thiết kế chung. Mặc dù Liên Xô đã nắm bắt được những thông tin của Ta-183, nhưng những kỹ sư của Focke-Wulf đã bị các nước đồng minh bắt giữ. Hiện nay người ta cho rằng MiG-15 và những máy bay của phương Tây được phát triển dựa trên những thành tựu khí động học của người Đức, nhưng những thành tựu của Liên Xô cũng không thể phủ nhận.
Năm 1946, những kỹ sư Xô viết đã tìm ra cái không thích hợp trong thiết kế loại máy bay HeS-011 của Đức là luồng khí chạy quanh trục của động cơ phản lực, một thiết kế khung máy bay hoàn hảo từ Mikoyan đã đe dọa bỏ xa mọi thiết kế khác, nhưng nó cũng cần một động cơ đủ khỏe để cung cấp sức mạnh cho nó. Bộ trưởng hàng không Xô viết Mikhail Khrunichev và nhà thiết kế máy bay Alexander Sergeyevich Yakovlev đã đề xuất với Joseph Stalin nên mua loại động cơ phản lực từ Anh. Stalin đã trả lời rằng: "Kẻ ngu ngốc sẽ bán cho tôi và các anh điều bí mật của anh ta?". Tuy nhiên, Stalin cũng phê chuẩn lời đề nghị, Artem Mikoyan, nhà thiết kế động cơ Vladimir Klimov và những người khác đã nhiều lần tới Vương quốc Anh, với lời đề nghị mua động cơ phản lực của người Anh. Một điều nhạc nhiên đã dành cho Stalin, chính quyền Anh và bộ trưởng thương mại với Xô viết, ngài Stafford Cripps, thông báo sẽ sẵn sàng tuyệt đối cho việc cung cấp thông tin kỹ thuật và cho phép sản xuất động cơ phản lực ly tâm Rolls-Royce Nene tại Liên Xô, điểm khởi đầu cho sự nhạo báng của người Nga đối với động cơ của người Anh. Loại động cơ của người Anh là động cơ đổi chiều và quá dài so với động cơ phản lực của Xô viết là Klimov RD-45, rồi thì nó cũng được gắn vào MiG-15 (Rolls-Royce sau đó thử đề nghị tiền lệ phí cho việc sản xuất là 207 triệu bảng, nhưng không thành công).
Trong thời gian chuyển tiếp, vào ngày 15-4-1947, hội đồng bộ trưởng ra sắc lệnh #493-192, ra lệnh cho cục thiết kế của Mikoyan OKB sản xuất 2 mẫu máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên. Sắc lệnh đã thúc giục những người thiết kế phải cho ra bằng được sản phẩm, và chuyến bay đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 12-1947, những kỹ sư thiết kế của cục thiết kế OKB-155 đã sớm gặp phải những khó khăn ngay từ ban đầu cho bản thiết kế MiG-9. MiG-9 có một động cơ không chắc chắn và có vấn đề về hệ thống lái, mẫu đầu tiên đã làm sáng tỏ tính ưu việt của động cơ Klimov mới, mẫu thứ hai cũng được thí nghiệm với loại cánh quét và được thiết kế lại đuôi. Kế quả là mẫu đầu tiên được mang tên I-310.
I-310 là một máy bay chiến đấu cánh quét có cánh chính và cánh phụ lệch nhau một góc 35°. I-310 có hiệu suất bay nổi bật, vận tốc của nó đạt được là 650 mph (1,040 km/h) một kỷ lục thời ấy. I-310 chính là mẫu máy bay cạnh tranh chính đối với loại Lavochkin La-168 có cùng hình dạng. Sau một thời gian đánh giá, những kỹ sư của MiG đã quyết định chọn I-310 cho việc sản xuất hàng loạt, với tên gọi MiG-15, chiếc MiG-15 đầu tiên bay thử vào ngày 31-12-1948. Nó bắt đầu phục vụ trong không quân Liên Xô năm 1949, sau đó NATO đặt cho nó cái tên là "Fagot".
Một biến thể cải tiến là MiG-15bis (("bis" ký hiệu mẫu tự Latin hoặc Pháp cho "encore"), được trang bị động cơ Klimov VK-1 đưa vào phục vụ năm 1950, một biến thể khác sử dụng động cơ RD-45/Nene, cộng với một số cải tiến và nâng cấp nhỏ.
MiG-15 là máy bay đầu tiên được sử dụng với ý định ngăn chặn máy bay ném bom B-29, sau này Liên Xô cũng chế tạo một loại máy bay ném bom dựa trên B-29 là Tupolev Tu-4. Để đảm bảo cho việc tiêu diệt chiếc B-29 to lớn, MiG-15 đã trang bị pháo hạng nặng có tầm bắn xa: 2 pháo 23 mm với 80 vòng đạn mỗi pháo, một pháo 37 mm 40 vòng đạn. Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn trên không, nhưng chúng có hạn chế về tốc độ bắn khá chậm, điều này gây khó khăn cho việc bắn trúng máy bay quân địch trong các trận chiến trên không với loại máy bay phản lực.
Có một biến thể khác của MiG-15 được sản xuất đó là MiG-15UTI (NATO gọi là "Midget") một loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Bởi vì Mikoyan-Gurevich không bao giờ tập trung sản xuất kiểu máy bay huấn luyện chuyển tiếp cho MiG-17 hoặc MiG-19, "Midget" còn là loại máy bay huấn luyện cho các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va vào những năm 1970, nó là mẫu đầu tiên đóng vai trò là cơ sở cho các loại máy bay huấn luyện khác như Aero L-29 Delfin (NATO: "Maya") và L-39 Albatros của Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc) (Ba Lan sử dụng loại máy bay huấn luyện phản lực là TS-11 Iskra). Trong khi Trung Quốc sản xuất loại máy bay huấn luyện cho MiG-17 và MiG-19 thì Liên Xô lại cho rằng MiG-15UTI có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu và không nghiên cứu sản xuất máy bay huấn luyện cho những loại máy bay sau này của chính mình.
[sửa] Quá trình phục vụ
MiG-15 được xuất khẩu rộng rãi, phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc là MiG-15bis năm 1950. MiG-15 của Trung Quốc là những chiếc MiG đầu tiên trực tiếp chống lại những máy bay phản lực khác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên. Loại cánh mới của MiG-15 đã chứng tỏ khả năng của mình thế hệ đầu tiên của máy bay phản lực cánh quét. Loại máy bay phản lực cánh thẳng của không quân Hoa Kỳ như F-80, Gloster Meteor; loại sử dụng động cơ pít tông như F-51 Mustangs và F4U Corsair (mặc dù F-80 là máy bay bắn hạ MiG-15 đầu tiên), những loại này lần lượt bị MiG-15 hạ gục một cách dễ dàng. Cho đến khi F-86 Sabre máy bay phản lực đầu tiên của không quân Hoa Kỳ được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên thì lợi thế trên không của 2 bên mới cân bằng.
F-86 là loại máy bay phản lực cánh quét đầu tiên của người Mỹ và được giới thiệu vào tháng 12-1950. Về bản chất nó là máy bay FJ-1 Fury của hải quân được lắp đôi cánh mới vào. Dẫu cho Sabre (Lưỡi kiếm) không phải là đối thủ của MiG-15 trong một số thông số hiệu năng bay, nhưng chiến thuật khéo léo và phi công được huấn luyện tốt, đã giúp cho phi công lái Sabre cũng đạt được tỷ lệ bắn hạ MiG được lái bởi phi công Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng khi Liên Xô cử những phi đội máy bay của mình tham chiến thì tỷ lệ đó hạ xuống một cách nhanh chóng và nó còn thấp hơn tỷ lệ bắn hạ máy bay của phi công Liên Xô, những phi công đã được huấn luyện kỹ và có nhiều kinh nghiệm. Người Mỹ mong muốn có một chiếc MiG-15 nguyên vẹn của Liên Xô để nghiên cứu. Người Mỹ đã trả giá tiền thưởng là 100,000 USD và cung cấp nơi cư trú cho phi công Bắc Triều Tiên nào mang được chiếc MiG-15 hạ cánh xuống sân bay căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc. Cuối cùng có một phi công Bắc Triều Tiên đã phản bội, trung úy No Kum-Sok, người đã lái chiếc MiG-15 của mình hạ cánh xuống sân bay Kimpo vào tháng 9-1953, chiếc máy bay đã giúp người Mỹ hiểu rõ cặn kẽ những chi tiết cấu tạo của MiG-15. Ngược lại người Nga cũng ra sức cố bắt cho bằng được một chiếc F-86 để nghiên cứu, và số lần thành công của người Nga đã vượt xa người Mỹ.
Chiếc MiG-15 đã kiểm tra kỹ lưỡng và bay thử nghiệm bởi phi công bay thử nghiệm nổi tiếng của Mỹ là Chuck Yeager (sau đó ngươi Mỹ đã chế tạo thử một chiếc MiG-15 tại Mỹ). Yeager đã miêu tả trong cuốn tự truyện của mình rằng Mì-15 có vấn đề nghiêm trọng trong cách điều khiển, và đã yêu cầu được đến Liên Xô, những phi công Xô Viết đã hoài nghi việc Yeager đã lái chiếc miG-15, họ cho rằng Yeager đã nói một cách liều lĩnh. Tuy nhiên, khi những phi công Nga biết được Yeager có ý định nói chuyện về những vấn đề của MiG-15, họ đã tức giận tố cáo điều đó là sự dối trá. Chiếc máy bay mà No Kum-Sok lái để trốn sang Hàn Quốc hiện đang được trưng bày tại bảo tàng không quân quốc gia Hoa kỳ ỏ gần Dayton, Ohio.
MiG-15 còn được nhìn thấy trong các trận không chiến sau chiến tranh Triều Tiên. Trong thời gian không lâu sau hiệp định đình chiến, những chiếc MiG-15 của không quân Bắc Triều Tiên đã bắn hạ những chiếc F-86 trong phi đội máy bay ném bom và chiến đấu số 67 của không quân Hoa Kỳ. Suốt thời gian còn lại của những năm 1950, những máy bay MiG-15 của Liên Xô và các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va đã ngăn chặn những máy bay do thám của không quân Mỹ và đã bắn hạ vài chiếc. Còn những chiếc MiG-15 của Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAF) lại thướng xuyên chạm trán với máy bay của Đài Loan và Hoa Kỳ trong các trận chiến. Vào năm 1958, một chiếc máy bay chiến đấu của Đài Loan đã dùng tên lửa AIM-9 Sidewinder để bắn hạ một chiếc MiG-15 của PLAAF trong một trân không chiến. MiG-15 còn phục vụ trong lực lượng không quân các quốc gia Arab như trong Cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956 và Cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.
MiG-15 lần đầu tiên bắn hạ máy bay trên không vào ngày 13-6-1952, nhưng nó còn để lại nỗi sợ hãi sau nhiều năm sau đó. Nạn nhân đầu tiên của MiG-15 là chiếc DC-3 của không quân Thụy Điển đã bay do thám trên Biển Baltic.
Nhà du hành vũ trụ nổi tiếng của Nga Yuri Gagarin đã hy sinh trong khi đang lái máy bay huấn luyện MiG-15UTI vào tháng 3-1968. Có thể do tầm nhìn bị hạ chế và mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay mặt đất, chiếc máy bay đã đâm xuống đất. Nhưng một số tài liẹu lại cho rằng chiếc MiG-15UTI do Yuri Gagarin lái đã đâm phải một chiếc Su-17 cũng đang bay trong khu vực đó.
[sửa] Số lượng
Liên Xô đã sản xuất khoảng 12,000 chiếc MiG-15 với mọi biến thể. MiG-15 còn được sản xuất ở Tiệp Khắc (biến thể S-102 và S-103) và Ba Lan (với tên gọi Lim-1, Lim-2 và loại 2 chỗ SB Lim-1, SB Lim-2).
Đầu những năm 1950, Liên Xô đã cung cấp hàng trăm chiếc MiG-15 cho Trung Quốc, người Trung Quốc đã gọi chúng với tên "J-2". Liên Xô đã cử một nghìn kỹ sư, chuyên gia tới Trung Quốc, họ đã giúp đỡ cho nhà máy máy bay Shenyang Trung Quốc sản xuất máy bay huấn luyện MiG-15UTI (tên Trung Quốc là "JJ-2"). Trung Quốc chưa bao giờ sản xuất máy bay chiến đấu một chỗ ngồi J-2/MiG-15, mà chỉ sản xuất loại biến thể 2 chỗ huấn luyện JJ-2/MiG-15UTI.
Đa có một số cuộc tranh luận về tên gọi "J-4". Một số ý kiến cho rằng sỹ quan quan sát của phương Tây sai lầm khi cho rằng MiG-15bis của Trung Quốc có tên gọi là "J-4", trong khi PLAAF chưa bao giờ sử dụng tên gọi "J-4" cho MiG-15. Một số ý kiến lại cho rằng "J-4" được dùng cho MiG-17F, khi tên gọi "J-5" được dùng cho MiG-17PF. Một số khác nữa cho rằng PLAAF dùng tên gọi "J-4" cho MiG-17A của Liên Xô, và nó nhanh chóng được sản xuất ở Trung Quốc với biến thể MiG-17F / J-5. Có thể chắc chắn rằng thời gian phục vụ của J-2 và J-4 trong PLAAF khá ngắn và nó được thay thế bởi những máy bay co năng lực hơn là J-5 và J-6.
[sửa] Các biến thể
- I-310 : mẫu đầu tiên.
- MiG-15 : máy bay chiến đấu phản lực một chỗ. Mẫu sản xuất đầu tiên.
- MiG-15P : máy bay đánh chặn mọi thời tiết phiên bản của MiG-15bis.
- MiG-15SB : máy bay chiến đấu ném bom một chỗ.
- MiG-15SP-5 : máy bay đánh chặn mọi thời tiết 2 chỗ, phiên bản của MiG-15UTI.
- MiG-15T : phiên bản máy bay dành cho tập bắn.
- MiG-15bis : phiên bản cải tiến 1 chỗ.
- MiG-15bisR : phiên bản trinh sát 1 chỗ.
- MiG-15bisS : phiên bản hộ tống 1 một chỗ.
- MiG-15bisT : phiên bản làm bia tập bắn một chỗ.
- MiG-15UTI : máy bay huấn luyện phản lực 2 chỗ, 2 hệ thống lái.
- J-2 : tên gọi MiG-15 một chỗ.
- JJ-2 : tên gọi máy bay huấn luyện 2 chỗ MiG-15UTI.
- Lim-1 : máy bay chiến đấu MiG-15 sản xuất ở Ba Lan.
- Lim-1A : máy bay trinh sát MiG-15 với camera AFA-21 sản xuất ở Ba Lan.
- Lim-2 : MiG-15bis sản xuất ở Ba Lan.
- Lim-2R : máy bay trinh sát tấn công mặt đất phiên bản MiG-15bis với camera trước vòm kính che buồng lái sản xuất ở Ba Lan.
- Lim-2A : phiên bản tấn công mặt đất và trinh sát 2 chỗ sản xuất ở Ba Lan.
- SB Lim-1 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ RD-45.
- SB Lim-2 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ VK-1.
- S-102 : máy bay phản lực MiG-15 sản xuất ở Tiệp Khắc.
- S-103 : máy bay phản lực MiG-15bis sản xuất ở Tiệp Khắc.
[sửa] Các nước sử dụng
- Afghanistan: 42 chiếc bao gồm cả 38 chiếc MiG-15UTI, được cung cấp cho không quân hoàng gia Afghanistan năm 1951, ngừng phục vụ năm 1979.
- Albania: 80 chiếc hoặc hơn, phục vụ trong không quân Albanian từ 1955. Ngừng phục vụ năm 1990.
- Algérie
- Angola
- Bulgaria
- Burkina Faso
- Campuchia
- Trung Quốc: sản xuất một số chiếc để làm mẫu và huấn luyện.
- Cộng hoà Congo
- Cuba
- Tiệp Khắc
- Cộng hòa Dân chủ Đức
- Ai Cập
- Phần Lan
- Guinée
- Guiné-Bissau
- Hungary
- Indonesia
- Iraq
- Libya
- Madagascar
- Mali
- Mông Cổ
- Maroc
- Mozambique
- Nigeria
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
- Pakistan
- Ba Lan
- Romania
- Somalia
- Liên Xô
- Sri Lanka
- Sudan
- Syria
- Tanzania
- Uganda
- Hoa Kỳ
- Việt Nam
- Yemen
[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-15bis)
[sửa] Thông số riêng
- Phi đoàn: 1
- Dài: 10.11 m (33 ft 2 in)
- Sải cánh: 10.08 m (33 ft 1 in)
- Cao: 3.70 m (12 ft 2 in)
- Diện tích cánh: 20.6 m² (221.74 ft²)
- Loại cánh: TsAGI S-10 / TsAGI SR-3
- Trọng lượng rỗng: 3,580 kg (7,900 lb)
- Trọng lượng cất cánh: 4,960 kg (10,935 lb)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 6,105 kg (13,460 lb)
- Sức chứa nhiên liệu: 1,400 L (364 US gal))
- Động cơ: 1x Klimov VK-1 loại động cơ phản lực, công suất 26.5 kN (5,950 lbf)
[sửa] Hiệu suất bay
- Vận tốc cực đại: 1,075 km/h (668 mph)
- Vận tốc tuần tra trên biển: 840 km/h (520 mph)
- Tầm hoạt động: 1,200 km, 1,975 km với thùng nhiên liệu phụ 745 mi / 1,225 mi)
- Trần bay: 15,500 m (50,850 ft)
- Tốc độ lên cao: 50 m/s (9,840 ft/min)
- Lực nâng của cánh: 240.8 kg/m² (49.3 lb/ft²)
- Lực nâng/khối lượng: 0.54 kN/kg
[sửa] Vũ khí
- 2x 23 mm pháo Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi súng, tổng cộng 160 viên), và 1x 37 mm pháo NL-37D (tổng cộng 40 viên)
- 2x 100 kg (220 kg) bom, thùng nhiên liệu, hoặc tên lửa không điều khiển
[sửa] Xem thêm
- B-29 Superfortress
- Clement Atlee
- Stafford Cripps
- Artem Mikoyan
[sửa] Nội dung chuyển tiếp
- Butkowqski, Piotr (with Jay Miller). OKB MiG: A History of the Design Bureau and its Aircraft. Leicester, UK: Midland Counties Publications, 1991. ISBN 0-904597-80-6.
- Stapfer, Hans-Heiri. MiG-15 in action. Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, 1991. ISBN 0-89747-264-0.
- Sweetman, Bill and Gunston, Bill. Soviet Air Power: An Illustrated Encylopedia of the Warsaw Pact Air Forces Today. London: Salamander Books, 1978. ISBN 0-51724-948-0.
- Yeager, Chuck and Janos, Leo. Yeager: An Autobiography. New York: Bantam Books, 1986. ISBN 0-553-25674-2.
[sửa] Liên kết ngoài
- by David Noland Fighter Planes: MiG-15. The air power of the Evil Empire
- THE MIKOYAN MIG-15 at Greg Goebel's AIR VECTORS
- MiG-15.com
- Warbird Alley: MiG-15 page - Information about privately owned MiG-15s
- MiG-15 in Korea
- MiG-15 FAGOT at Global Security.org
- MiG-15 Fagot at Global Aircraft
- MiG-15 Fagot at FAS
- Cuban MiG-15
[sửa] Nội dung liên quan
[sửa] Máy bay có sự phát triển liên quan
[sửa] Máy bay có thể so sánh được
- Focke-Wulf Ta 183
- FMA IAe 33 Pulqui II
- F-84 Thunderjet
- F-86 Sabre
- Lavochkin La-15
- Dassault Ouragan
- Saab Tunnan
[sửa] Danh sách máy bay tiếp theo
MiG-8 - MiG-9 (I-210)/MiG-9 (I-301) - MiG-13 (I-250) - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19 - MiG-21
Các loại máy bay do hãng Mikoyan sản xuất | |
---|---|
Máy bay tiêm kích: | MiG-1 - MiG-3 - MiG-5 - MiG-7 - MiG-9 - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19 - MiG-21 - MiG-23 - MiG-25 - MiG-29 - MiG-31 - MiG-33 - MiG-35 |
Máy bay thí nghiệm: | I-210 - I-211 - I-230 - I-220 - I-231 - I-222 - I-224 - I-225 - I-250 - MiG-8 - I-270 - I-320 - I-350 - I-360 - SN - I-370 - Ye-2 - Ye-4 - Ye-5 - Ye-50 - I-7U - SM-12 - I-75 - Ye-152A - Ye152P - Ye-8 - MiG-23PD - MiG-110 - MiG-AT - Dự án MiG 1.44/1.42 - Dự án MiG LFI - MiG-105 |
Hãng máy bay Nga: | Antonov - Ilyushin - Mikoyan - Sukhoi - Tupolev - Yakovlev |