Ôxy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||||||||||||||||||||||
Tổng quát | |||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên, Ký hiệu, Số | ôxy, O, 8 | ||||||||||||||||||||||||
Phân loại | chalcogen | ||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Khối | 16, 2, p | ||||||||||||||||||||||||
Khối lượng riêng, Độ cứng | 1,429 kg/m³, ? | ||||||||||||||||||||||||
Bề ngoài | khí không màu | ||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | |||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 15,9994(3) đ.v. | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính nguyên tử (calc.) | 60 (48) pm | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 73 pm | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | 152 pm | ||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [He]2s22p4 | ||||||||||||||||||||||||
e- trên mức năng lượng | 2, 6 | ||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) | -2, -1 (ôxít trung hòa) | ||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | lập phương | ||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | |||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | Khí | ||||||||||||||||||||||||
Điểm nóng chảy | 54,36 K (-361,82 °F) | ||||||||||||||||||||||||
Điểm sôi | 90,20 K (-297,31 °F) | ||||||||||||||||||||||||
Thứ tự hiện tượng từ | thuận từ | ||||||||||||||||||||||||
Thể tích phân tử | ? ×10-6 m³/mol | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 6,82 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt nóng chảy | 0,444 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | 100.000 Pa tại 90 K | ||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | 330 m/s tại 300 K | ||||||||||||||||||||||||
Linh tinh | |||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 3,44 (thang Pauling) | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung riêng | 3672 J/(kg·K) | ||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn điện | ? /Ω·m | ||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 0,02658 W/(m·K) | ||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa |
|
||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | |||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú. |
Ôxy hay còn gọi là dưỡng khí là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O và số nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Ôxy là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất cũng như trong vũ trụ. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi khuẩn). Sự phong phú của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây xanh.
Trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu sử dụng tên gọi ôxy hơn là dưỡng khí, tuy nhiên tên gọi sau vẫn còn được sử dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như bình dưỡng khí là bình chứa ôxy sử dụng trong bệnh viện v.v. Do vậy trong bài, chúng ta sẽ sử dụng tên gọi ôxy.
Mục lục |
[sửa] Các đặc trưng quan trọng
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, ôxy là một chất khí dưới dạng phân tử (dạng hai nguyên tử kết hợp với nhau), với công thức hóa học O2. Ôxy là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp và là cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. Từ ôxy có nguồn gốc từ các chữ cổ Hy Lạp, οξυς oxus (oxys là axít) và γεινομαι (geinomai là sinh ra). Tên "ôxy" được chọn vì tại thời điểm phát hiện ra nó vào cuối thế kỷ 18 người ta cho rằng mọi axít đều chứa ôxy. Còn hiện nay thì người ta đã biết rằng các axít không nhất thiết phải có ôxy trong thành phần.
Ôxy lỏng và ôxy rắn có màu xanh nhạt và cả hai đều là chất thuận từ. Ôxy lỏng thông thường được chưng cất từng phần từ không khí hóa lỏng. Cả ôzôn lỏng và ôzôn rắn (O3) có màu xanh thẫm.
Một thù hình khác của ôxy, O4, mới được phát hiện gần đây là chất rắn có màu đỏ thẫm được tạo thành bằng cách ép O2 dưới áp lực 20 GPa. Các thuộc tính của nó đang được nghiên cứu để sử dụng làm nguyên liệu cho tên lửa và các ứng dụng tương tự khác, vì nó là một chất ôxi hóa mạnh hơn nhiều so với O2 hay O3.
[sửa] Ứng dụng
Ôxy được sử dụng làm chất ôxy hóa, chỉ có flo có thế điện âm cao hơn nó. Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy. Ôxy là chất duy trì sự hô hấp, vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế. Những người leo núi hoặc đi trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung ôxy. Ôxy được sử dụng trong công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu mêtanon.
Ôxy, như là một chất kích thích nhẹ, có lịch sử trong việc sử dụng trong giải trí mà hiện nay vẫn còn sử dụng. Các cột chứa ôxy có thể nhìn thấy trong các buổi lễ hội ngày nay. Trong thế kỷ 19, ôxy thường được trộn với nitơ ôxít để làm các chất giảm đau.
[sửa] Lịch sử
Ôxy được phát hiện bởi dược sĩ người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele năm 1771, nhưng phát hiện này không được công nhận ngay, và phát hiện độc lập khác của Joseph Priestley vào ngày 1 tháng 8 năm 1774 được biết đến nhiều hơn. Nó được Antoine Laurent Lavoisier đặt tên năm 1774.
Tên hệ thống nguyên tố của ôxy là octium.
[sửa] Sự phổ biến
Ôxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất. Người ta ước tính nó chiếm 46.7% khối lượng của vỏ Trái Đất. Ôxy chiếm khoảng 87% khối lượng các đại dương (là H2O, hay nước) và 20% theo thể tích bầu khí quyển Trái Đất (là O2, ôxy phân tử, hay O3, ôzôn). Các hợp chất của ôxy, chủ yếu là ôxít của các kim loại, silicat (SiO44−) và cacbonat (CO32−), tìm thấy trong đất và đá. Nước đóng băng là chất rắn phổ biến trên các hành tinh khác cũng như sao chổi. Chỏm băng của sao Hỏa là cacbon điôxít đóng băng. Hợp chất của ôxy tìm thấy trong khắp vũ trụ và quang phổ của ôxy được tìm thấy ở các ngôi sao.
[sửa] Hợp chất
Vì thế điện âm cao của nó, ôxy tạo thành các liên kết hóa học với phần lớn các nguyên tố khác (đây chính là nguồn gốc của định nghĩa nguyên thủy của từ ôxy hóa). Các nguyên tố duy nhất có thể tránh không bị ôxy hóa chỉ là một số khí trơ. Nổi tiếng nhất trong số các ôxít tất nhiên là hiđrô ôxít, hay nước (H2O). Các chất khác cũng được nhắc đến nhiều là hợp chất của cacbon và ôxy, như cacbon điôxít (CO2), các chất như rượu (R-OH), alđêhít (R-CHO), và axít cacboxylic (R-COOH). Các gốc ôxy hóa như clorat (ClO3−), peclorat (ClO4−), crômat (CrO42−), đicrômat (Cr2O72−), pemanganat (MnO4−), và nitơrat (NO3−) là những chất ôxy hóa rất mạnh. Rất nhiều kim loại như sắt chẳng hạn liên kết với các nguyên tử ôxy, tạo thành ôxít sắt (III) (Fe2O3). Ôzôn (O3) được tạo thành trong quá trình phóng tĩnh điện với sự có mặt của ôxy phân tử. Ôxy phân tử đôi (O2)2 hiện nay đã biết và tìm thấy như là một phần nhỏ trong ôxy lỏng. Các êpôxít là các ête trong đó nguyên tử ôxy là một phần của vòng gồm ba nguyên tử.
[sửa] Đồng vị
Ôxy có ba đồng vị ổn định và mười đồng vị phóng xạ đã biết. Tất cả các đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã ít hơn 3 phút.
[sửa] Phòng ngừa
Ôxy có thể là một chất độc khi nó có áp suất thành phần được nâng cao. Để dễ hiểu có thể giải thích nôm na là thông thường ôxy chiếm khoảng 21% thể tích của không khí. Nếu có thể tăng lượng ôxy này lên thành 50% thì không khí khi đó sẽ không tốt cho sự hô hấp.
Một vài dẫn xuất của ôxy, như ôzôn (O3), hiđrô perôxít H2O2 (nước ôxy già), các gốc hiđrôxyl và superôxít, cũng là những chất độc mạnh. Cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng có cơ chế để tự bảo vệ chống lại các chất độc này. Ví dụ, glutathion có nguồn gốc tự nhiên có thể phản ứng như một chất chống ôxy hóa, cũng giống như bilirubin là chất tách ra được từ hemoglobin. Các nguồn có chứa nhiều ôxy xúc tiến sự cháy nhanh và vì vậy là vật nguy hiểm về cháy nổ với sự có mặt của các nhiên liệu. Điều này cũng đúng với các hợp chất của ôxy như clorat, peclorat, đicrômat, v.v. Các hợp chất với khả năng ôxy hóa cao thông thường có thể gây ra bỏng hóa học.
Đám cháy, đã giết chết phi hành đoàn của tàu Apollo 1 trong khi phóng thử, đã lan quá nhanh vì áp suất của ôxy nguyên chất được sử dụng khi đó là bằng áp suất khí quyển bình thường thay vì chỉ là một phần ba lẽ ra được sử dụng cho phóng thật. (Xem thêm áp suất thành phần.)
[sửa] Xem thêm
- Thử nghiệm Winkler cho ôxy hòa tan để xác định lượng ôxy hòa tan trong nước sạch.
- Sự cháy.
- Ôxy hóa.
- Vai trò của ôxy như là khí thở cho thợ lặn.
- Sự suy giảm ôxy trong thủy sinh thái học.
[sửa] Tham khảo
[sửa] Liên kết ngoài
- Priestley Society, Dedicated to Joseph Priestley the man who discovered oxygen; Oxygen
- Website thông tin về Joseph Priestley, người phát hiện ra ôxy và thông tin về Ôxy
- Phòng thí nghiệm quốc gia LosAlamos – Ôxy
- WebElements.com – Ôxy
- EnvironmentalChemistry.com – Ôxy
- It's Elemental – Ôxy
- Oxygen Therapy – The First 150 Years
- Độc tính của ôxy